THAM LUẬN:
CHẾ BỒNG NGA
VỊ VUA CHIÊM TÀI GỈỎI VỚI NHỮNG KHÁT VỌNG KHÔNG THÀNHHUY THANH
A- LỜI MỞ ĐẦU:
Trong lich sữ nước ta, trên bước đường mở mang bờ cõi
tiến về phiá Nam để có mảnh đất non sông trù phú, hùng vĩ ngày hôm nay,
tổ tiên ta đã dầy công khai phá về phiá Nam với biết bao hy sinh to lớn: sức người, sức của, tính mạng,để tạo nên một dãy giang sơn gấm
vóc từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau. Trên chặng đường lịch sử khai phá đó,
tổ tiên ta đã gặp biết bao trở ngại từ địa thế, khí hậu, rừng hoang,
thú dữ, đầm lầy, muôn thú hoang dã, dịch bệnh, núi cao, thác
ngàn. Nhưng với tinh thần quật cường Âu Lạc, tổ tiên ta đã chiến thắng
tất cả để hình thành một đất nước Việt Nam gấm vóc như ngày nay.
Trong cuộc trường chinh Nam tiến đó, nhiều lần
ta đã gặp sức chống đối mãnh liệt cuả các nước nhỏ ở phía Nam là Chiêm
Thành (Champa) và Chân Lạp (Cămpuchia). Đặc biệt là Chiêm Thành
,một nước sát biên giới nước ta đã có một thời kỳ cực thịnh về văn hoá,
nghệ thuật, quân sự mà điển hình là dưới triều vua Chế Bồng Nga, một vị
vua thông minh,thao luơc, một vị tướng tài nhưng lại có quá nhiều tham
vọng đang thống trị kinh đô Đồ Bàn đất Chiêm.
Trong bài Entry nầy, mục đích tôi viết là xem lại lịch
sử để ôn cố tri tân, trên tinh thần khách quan ca ngợi con người, cái
hào khí anh hùng của những tấm lòng yêu nước của họ, không phân biệt họ
là ai, dân tộc nào,thể chế chính trị nào. Trong bài có khi tôi dùng từ
Chiêm Thành, có khi dùng từ Chiêm hay Chàm có khi dùng từ Champa hay
Chăm cũng là một ( Chiêm Thành dùng trong lịch sử trước năm1975,
Champa dùng sau năm 1975 )
B- TIỂU SỬ CHẾ BỒNG NGA:
Chế Bồng Nga tên chữ Hán 制蓬峩, không rỏ năm sinh,
ông mất ngày 23 tháng 1 năm 1390 ( Ông còn có tên là Che Bonguar, Po
Binasor hay Po Bhinethuor) là vị vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12
(tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước Champa
. Theo lịch sử Trung Hoa từ khi nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên họ gọi Chế bồng Nga là Ha Đáp Ha Giã . Trong thời kỳ ông cầm quyền, nhà nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Ông tử trận năm 1390 khi đang đem quân tấn công Thăng Long lần thứ 4 vì bị phản bội.
. Theo lịch sử Trung Hoa từ khi nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên họ gọi Chế bồng Nga là Ha Đáp Ha Giã . Trong thời kỳ ông cầm quyền, nhà nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Ông tử trận năm 1390 khi đang đem quân tấn công Thăng Long lần thứ 4 vì bị phản bội.
Năm 1360, vua Trà Hoa Bồ Đề (con rể vua Chế A Nan)
qua đời, Chế Bồng Nga được triều thần tôn lên làm vua. Có người cho
rằng Chế Bồng Nga là Po Binswar trong Biên Niên Sử Hoàng Gia Chăm (Rai
Patao Cham, Vô Danh Thị, 1835). Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1491), Chế
Bồng Nga là một vị tướng tài, chỉ huy nhiều trận đánh vào lãnh thổ nhà
Trần. Vừa lên ngôi, ông liền tổ chức lại quân đội, chuẩn bị chiến tranh
với nhà Trần, khi đó đã suy yếu rất nhiều vì những ông vua hôn quân vô
đạo như Trần Dụ Tông, nhằm tái chiếm những phần lãnh thổ đã từng nhượng cho nhà Trần (1306). Từ năm 1360 đến 1390,
quân đội Chiêm Thành đã nhiều lần tấn công vào lãnh thổ nhà Trần. Dân
chúng vùng Thanh Hóa, Nghệ An cho rằng con cháu của Chế Bồng Nga ở lại
các vùng này và trở thành người Việt.
Từ 1371 đến 1383, quân đội Chiêm Thành đã 4 lần chiếm đóng Thăng Long và năm 1390,
lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, thì Chế Bồng Nga bị tử trận,
chấm dứt một trang sử về người hùng Quốc Vương Champa nầy.
C- SỰ NGHIỆP VÀ CHIẾN CÔNG:
Khi mới lên ngôi, Chế bồng Nga đã có những tham vọng
dùng sức mạnh quân sự để phát triển đất nước, lấy lại những mãnh đất mà
các đời vua trước đã cống nạp hay để mất vào tay Đại Việt. Còn hơn thế
nửa , ông muốn chiếm đất của Đại Việt để mở rông bờ cõi về phiá Bắc,
chuẩn bị tấn công Chân Lạp để mở rông biên giới về phía Nam, chiếm cứ
vùng biển phía Nam Nam Hải. Hơn lúc nào hết, Chế bồng Nga đã hiểu quy
luật chiến tranh là " muốn phòng thủ vững chắc thì biên pháp hay nhất là
tấn công ", nên ông đã chuẩn bị tấn công Đại Việt để diệt mầm mống xăm
lăng nước mình, đồng thời mở rông bờ cõi về phía Bắc.
Để thực hiện tham vọng của mình, về mặt trân ngoại
giao, Chế bồng Nga sai sứ đi đầu phục Trung Hoa , dâng bac vàng, gấm
vóc, voi, hổ, lụa là để lấy lòng vua nhà Minh để nhà Minh không can
thiệp vào các trận chiến sau nầy xảy ra giữa Champa và Đai Việt, Chân
Lạp
Về quân sự, Chế bồng Nga tổ chức lại quân sĩ, luyện
tập chiến đấu, rèn luyện kỷ cuơng, thúc giục lòng yêu nưóc trong lòng họ. Bài học coi Đại Việt như kẻ thù được dạy cho các trẻ con trước khi
đến trường học chữ Chăm.Về bộ binh, ông lập đoàn voi chiến hàng nghìn
con, huấn luyện quản tượng trong những tình huống chiến đáu rừng
rậm, núi đồi, sông ngòi .Đặc biệt về hải chiến, ông cho đóng hằng nghìn
chiến thuyền to, lập một đạo quân đánh biển tinh nhuệ do chính ông chỉ
huy. Với lòng yêu nước và lòng khát khao bành trướng lãnh thổ, Chế Bồng
Nga đã thay da đổi thịt một nước Champa từ một đạo quân hèn nhát khi
thấy quân Đại Việt là trốn chạy, đầu hàng hay quỳ lạy tha mang ,thành
những dũng sĩ hiên ngang quyết hy sinh vì tổ quốc.
Năm 1369, sau khi cống nạp lể vật cho Thiên Triều nhà
Minh và được những lời hứa không can thiệp vào chiến tranh với Đại Việt,
Chế Bồng Nga mang quân tấn công vào nước ta. Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép về những cuộc tấn công Đại Việt
của Chế Bồng Nga trong đó có những cuộc tấn công từ năm 1366 trở về
trước có quy mô nhỏ, là những cuộc cướp phá biên giới như sau:
- Năm 1361 ,tháng 3, Chiêm Thành vào cướp phủ Lâm Bình. Quan quân đánh bại được địch.
- Năm 1365, tháng giêng, Chiêm Thành cướp bắt dân Hoá Châu.
- Năm 1366.tháng 3, Chiêm Thành lấn cướp phủ Lâm Bình. Phạm A Song đánh phá được địch.
- Năm 1371 tháng 3, Chiêm Thành cho sứ sang Trung Hoa dâng biểu với vua Minh nói rằng do Đại Viêt tấn công vào nước Chiêm, lấy đất, cướp của, giết ngừời tận kinh đô Đồ Bàn nên phãi mang quân trã thù. ( thật là vưà đánh trống vừa ăn cướp )
Biểu chương được viết trên tấm biểu to
nhiều người khiêng dát bằng vàng ròng, kèm theo là vô số trầm
hương, sừng tê, ngà voi, da hổ, tai gấu.. các thứ quý hiếm
thời đó chứng tỏ Chế Bồng Nga rất rành tâm lý về lòng tham của vua Minh, và sành điệu trong nghệ thuật hối lộ. Quân Chiêm tiến binh vào Đại
Việt đến tân kinh đô Thăng Long cướp phá. Vua Trần Nghệ Tông
chạy sang huyện Đông Ngàn. Người Chiêm bắt con trai, con gái, cướp bóc
ngọc lụa, của cải, thiêu đốt cung điện, đồ thư và sổ sách. Kinh thành.
Từ đấy, năm nào, Chiêm Thành cũng thường vào xâm lấn khuấy nhiễu nên dân
vùng biên giới không dám ở mà phải chạy vào kinh thành nhờ triều đình
che chở.
- Năm 1376 tháng 5. Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu. Tháng 12, vua Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành bị kế nghi binh tử trận.
- Năm 1377 tháng 6. Chiêm Thành vào cướp kinh đô, mặc sức cướp bóc vơ vét.
- Năm 1378 tháng 5, Chiêm Thành cướp kinh đô. Đỗ Tử Bình chống giữ, nhưng chống không nổi. Quân giặc xâm phạm kinh đô: cướp của, bắt người, rồi rút về.
- Năm 1380 tháng 2, Chiêm Thành lấn cướp Nghệ An, Thanh Hóa. Tháng 5, Lê Quý Ly ( Hồ qúy Ly ) đánh bại được quân Chiêm. Chế Bồng Nga thua trận, trốn về.
- Năm 1382 tháng 2, Chiêm Thành cướp Thanh Hóa. Quan quân đánh bại được giặc.
- Năm 1383 tháng 6, Chiêm Thành cướp phủ Quảng Oai. Lê Mật Ôn đi chống giữ, nhưng bị thua. Thượng hoàng phải tránh sang Đông Ngàn. Quân Chiêm lại cướp phá Thăng Long.
- Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa.Lê Quý Ly ( Hồ qúy Ly ) đem quân đi chống cự. Bị thua, Quý Ly trốn về. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm phạm đến Hoàng Giang. Trần Khát Chân đem quân chống cự. Ngày 23 tháng giêng năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm Thành là Ba Lậu Kê chỉ cho thuyền vua Chiêm, nên tập trung chĩa hết hỏa pháo bắn vào. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận.
Thực ra, ngay từ khi khởi binh, một vị tướng dưới
quyền Chê Bồng Nga là La Ngai đã có ý làm phản, muốn soán đoạt ngôi vua
nên âm thầm phản bội. Khi Chế Bồng Nga ra trận, hằng nghìn chiến
thuyền đều có kích thước, cờ xí, mầu sắc giống nhau nên quân ta không
biết đâu là thuyền của vua Chiêm, đau là thuyền của các tướng sĩ khác. Khi La Ngai cho một hàng tướng Chiêm chỉ cho quân ta biết thuyền Chế
Bồng Nga có một vết sơn xanh nhỏ thì Trần Khát Chân mới tập trung hỏa
lực bắn vào thuyền nầy khiến vua Chiêm tử trận.
Sau khi Chế bông Nga chết, La Ngai cho hỏa táng xác
vua Chiêm, mang quân về cướp ngôi vua khiến em và con của Chế bồng Nga
phải chạy lánh nạn sang đại Việt .Sau khi lên ngôi vua, La Ngai cho sứ
sang triều cống lể vật cho nhà Minh xin cấu phong nhưng nhà Minh đã từ
chối vì trước đây đã có nhiều ân nghĩa đối với Chế Bồng Nga, hơn nữa La
Ngai la kẻ phản bội đoạt ngôi vua nên không danh chánh ngôn thuận không
thể sắc phong.
Chế Bồng Nga chết, các vùng đất dưới ảnh hưởng Chiêm Thành đều được Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly
sau này) thu hồi. Lê Quý Ly đã tấn công vào vùng đất Cổ Lũy (Quảng
Ngãi) ngày nay. Theo Biên Niên Sử Hoàng Gia Chăm (1835), Thủ đô Bal
Angwei (Quảng Ngãi?) đã thất thủ vào năm 1397 và dân tị nạn đổ vào Bal
Panrang (Phan Rang?). Sau trận chiến năm 1400
một bộ phần nhà nước Chiêm Thành được khôi phục (vương triều Đồ Bàn/Chà
Bàn). Sau khi Lê Lợi đuổi quân Minh ra khỏi, vương triều Panrang cũng
được khôi phục (1433). Sau khi Bal Sri Binay (Đồ Bàn/Chà Bàn) thất thủ,
vương triều Panrang đã thừa kế vương quốc Chiêm Thành cho đến năm 1832.
D- BÌNH LUẬN CHO ENTRY:
Chế bồng Nga trị vì nước Chiêm từ năm 1360 đến năm
1390 , trong 30 năm giữ vững bờ cõi đó ông đã chứng tỏ là nhà lãnh đạo
nước có tài về mọi mặt, đã có những cải tổ to lớn biến Chiêm Quốc từ
một nước nhu nhuợc, yếu hèn, nghèo đói thành một nước hùng cường, giầu
có mà lâng bang cũng phải kiêng nể.
1-Về ngoại giao, Ông biết người biết ta nên sớm nhận
ra muốn giữ nền độc lập của tổ quốc phải nấp bóng nước lớn là Trung Hoa, chịu thần phục, triều cống, xin sắc phong để lấy lòng họ. Những lễ
vật như da cọp , ngà voi, sừng tê giác, trầm hương, hằng trăm thớt voi
chiến, ngựa chiến, vàng, bạc dâng cho vua nhà Minh là một sự khôn
ngoan trong đường lối ngoại giao " tránh voi chẳng xấu mặt nào " của ông. Đặc biệt những tấu chương, tâú biểu ông gởi cho vua nhà
Minh đều được viết trên một loại giấy đặc biệt dát từ vàng ròng. Ta
nên nhớ khi Chế bồng Nga lên ngôi, bên Trung Hoa nhà Minh cũng vưà mới
lật đổ nhà Nguyên xong Sau nhiều năm chiến tranh, tiềm lực, tài lực,
vật lực của nhà Minh gần như kiệt quệ chưa được phục hồi nên Chế bồng
Nga đã sớm nắm bắt cơ hội nầy góp chút lài lực, vật lực vào" Thiên Quốc
" để lập công. Những lễ vật nầy còn có giá trị cao hơn khi nhà Minh
lúc đó đang khao khát những tài sản vật chất đã hao hụt trong cuộc chiến
với quân Nguyên mà chưa được đền bù. Điều nầy chúng tỏ Chế Bồng Nga là
người thấy xa, hiểu rộng, biết người biết ta "đồng tiền đi trước là
đồng tiền khôn".
Khi vua Minh lên ngôi thì đất nước cũng chưa được an bình, những lục
lương phò Nguyên chống Minh vẫn còn nổi dậy lẻ tẻ khăp nơi .Đặc biệt là
cuớp biển nổi lên rầm rộ cướp những thương thuyền qua lại .Năm 1373 một
nhóm cướp biển (dưới sự hỏ trợ của người Nhật ) là Trương nhữ Hậu và
Lâm Phúc đứng lên tư xưng là Nguyên Soái. Chúng hoành hành cướp phá một
vùng rộng lớn ven biển Hải Nam, nhà Minh không đủ sức đánh dẹp, họ
gọi đám cướp biển nầy là giăc Nụy.Lúc nầy Chế Bồng Nga đã xây dựng xong lực lựơng hùng mạnh về bộ binh, nhất là tượng binh với hàng trăm voi trận (voi ngày xưa ví như chiến xa ngày nay là càn quét trận, che chở tên đạn cho quân sĩ) Về hải chiến, ông đã có hằng nghìn chiến thuyền cùng lực lượng binh sĩ tinh nhuệ chiến đấu trên biển. Chế bồng Nga muốn tìm một sa bàn thủy chiến thực sự để thử sức thủy quân của mình trước khi đánh Đại Việt nên ông đề nghị vua Minh cho ông tiến đánh bọn cướp biển giặc Nụy nầy, vua Minh mừng rỡ chấp thuận ngay.
Trận đánh diễn ra ác liệt, quân cướp biển thua to bỏ
chạy tán loạn, Trương nhữ Hậu tử trận, Lâm Phúc rơi xuống biển chết
trôi. Quân Chiêm thu được 20 chiến thuyền, 7vạn cân tổ mật, nhiều tiền
tài, vàng bạc, châu báu, vũ khí, lương thực từ tay bọn cướp (trong
truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du có nói đến Từ Hải chồng của Thúy Kiều
làm giặc chính là trong đám cướp nầy) Ý đồ của Chế Bồng Nga nương cơ
hội nầy là hùng cứ biển đông, chiếm giữ vùng biển Philipin, tấn công
các nước bán đảo phiá Nam Thái Bình Dương.
2- Về văn học, nghệ thuật, điêu khắc, Chế bồng Nga
rất quan tâm đến văn học, ông cho ghi những chữ của Chăm vào các bia đá,
sách sử để lưu lại cho con cháu đời sau. Trong nghệ thuật, ông thích
nhất là nghệ thuật múa nên mở nhiều trường dạy muá Champa cho các thiếu
nữ Chiêm, trong cung điện của ông, những buổi tiệc liên hoan cùng quần
thần đều có sự hiện diện của đoàn cung nữ ca múa suốt đêm. Về điêu
khắc, ông coi đó như là một nghệ thuật quốc hồn quốc túy của dân tộc nên
ra sức phát huy, hiện nay người Chăm đã để lại nhiều tượng điêu
khắc đẹp, độc đáo với những nét điêu khắc đặc thù của Champa.Về kiến
trúc, ông cũng cho xây dựng nhiiều tháp kiến trúc theo lối riêng của
người Chăm mà hiên nay khi ra miền Trung ta vẫn thấy nó vẫn còn đứng đó
bao phủ rêu phong, như cúi đầu tiếc thương cho một dân tộc, một đất
nước đã sớm bị diệt vong (Về nghệ thuật điêu khắc của Champa, quý vi có
thể vào Blog của Tư Cận để xem các hình ảnh cùng chú thích)
Vẫn biết trong cuộc hí truờng, tranh sống là điều tất
yếu, cá lớn đớp cá bé là chuyện thường tình, chuyện thành bại như một
trò dâu biển, nhưng mỗi lần đi ngang qua miền Trung, nhìn những ngọn
tháp Chàm rêu phong cùng tuế nguyệt lòng tôi lại không tránh nổi se thắt
chạnh lòng thương tiếc một dân tộc sớm bị diệt vong, phải chăng đó là
một dòng định mệnh nghiệt ngã của dân tộc Chàm? Phải chăng "Tài bất
thắng thời" hay lực bất tòng tâm" đều thể hiện trên vận mệnh của dân
tộc nầy? " Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu" (Thế Lữ- Nhớ Rừng)
Mỗi lần nghe lại bài hát Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân
Tiên lòng tôi lại mênh mang sầu thảm như bước vào một hồi ức cổ xưa,
với những nỗi buồn không tên muôn thủa cũng như mình chính là người dân
tộc Chàm với nỗi hờn vong quốc ngôn nguôi.
Tôi cũng không biết nó khởi tự nơi đâu? vì sao? và từ lúc nào? ."Rừng hoang vu, mố đáp cao nay đã sâu thành hào. Lấu các đâu nay thấy chăng rừng xanh xanh một mầu ...Một thời oanh liệt, người dân nươc Chiêm, từng ghi chiến công vang khắp non sông. Mộng kia dẫu tan, cuốn theo thời gian, âm thầm hoà bài hận vong quốc ca. Về kinh đô ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù. Triền sóng xô, muôn lớp quân Chiêm tiến như trán bờ. Người xưa đâu mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu .. " ( Bài Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên )
Tài liệu tra cứu : 1- Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia
2-Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
HUY THANH .