THAM LUÂN:
NHỮNG BÀI HÁT TIÊU BIỂU CHO CHỦ ĐỀ SÁNG TÁC CỦA CỐ NHẠC SĨ TRINH CÔNG SƠN
HUY THANH
Cố
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ lớn của của nền âm nhạc Việt
Nam.Ngoài ra, trong những ngành nghệ thuật khác như thơ,văn, hội họa
ông cững có một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng người mộ điệu Những tác
phẩm nhạc của Trịnh Công Sơn đã vượt thời gian. vượt biến giới. cho
đến hôm nay, nó vẫn còn là dòng chảy mạnh trong lòng bao thế hệ mặc dù
thế kỷ đã sang trang. Nhạc của ông, tiểu sử của ông đã được rất nhiều
trang website đề cập đến, tên tuổi của ông trước và sau ngày ông qua đời
cũng để lại cho nền âm nhạc Việt Nam những dấu son chói lọi không ai
phủ nhận được
Sau khi ông qua đời tên ông đã được đặt tên cho một con đường ở tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi mà ông cùng gia đình đã sống ở đó
từ trước năm 1975 Trong bài viết hạn hẹp nầy, tôi không muốn lập đi, lấp
lại những gì mà người ta đã viết về ông trên hàng ngàn trang sách, tôi
chỉ phân tích một số khía cạnh nhỏ là chọn những bài nhạc tiêu biểu cho
những chủ đề sáng tác của ông, và ông đã viết trong hoàn cảnh nào.
A - VÀI NÉT TIỂU SỬ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN:
Trịnh
Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao một vùng thuộc cao
nguyên miền Trung Việt Nam. Ông lớn lên cùng với gia đình cư ngụ tại
Huế, ông đậu tú tài ban Triết tại trường Chasseloup Laubat, Sài Gòn.
Trịnh Công Sơn tự học nhạc, tự học đàn guitare Ông bắt đầu sáng tác năm
1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi do Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959,
hình bià là nữ ca sĩ Thanh Thuý. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông
đã sáng tác hơn 600 bài hát ,có thể được phân loại dưới 2 chủ đề lớn là
Tình Yêu và Quê Hương Thân Phận Con người trong chiến tranh . Ông lý
giải về quan niệm sáng tác cuả mình như sau: "Tôi chỉ là một tên hát
rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những
giấc mơ đời hư ảo..."
Nhạc sĩ Văn Cao: ( tác giả bài Quốc Ca Viêt
Nam ) đã nhận xét về Trịnh Công Sơn như sau "Trong âm nhạc của Sơn, ta
không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây.
Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc
sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ
như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ
là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một
triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý
đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một
hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh
phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới
nữa...
" Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã qua đời lúc 12g45 ngày 1 tháng 4 năm2001 tại SàiGòn.
B- BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA DÒNG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN:
Trong những thập niên từ 1954 đến 1960, dòng nhạc ở miền Nam từ ngày chia đôi đát nước chia làm hai nhánh như sau:
1-Một
nhánh dành cho lớp người lớn tuổi yêu thích nhạc trữ tình tiền chiến,
cũng do những nhạc sĩ sinh cùng thế kỹ với họ viết vốn mang những tình
cảm nhẹ nhàng, lãng mạn, đậm nét thơ văn cổ điển . Lời và giai điệu
những bài nhạc nầy đấy tính chất thơ văn, dung dị, mộc mạc lãng mân thời
tiền chiến như Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Bến Xuân của Văn Cao và Phạm Duy, Giọt mưa Thu của Đặng thế Phong, Sơn nữ Ca của Trần Hoàn, Mong
người chiến sĩ của Tiến Đạt, Ai về sông Tương của Thông Đạt, Lá đổ muôn
Chiều của Đoàn Chuẩn Từ Linh, Bóng chiều xưa của Dương Thiệu Tước
,v..v... Cũng trong thời gian nầy một số sáng tác cùa các nhạc sĩ lớn ít
nhiều liên quan đến cuộc cách mạng muà thu của cả dân tộc vẫn còn được
quần chúng ưu chuộng như Thiếu Nữ Việt Nam,Thanh Niên Hành Khúc ( mà
sau nầy được sửa lời thành Bài Quốc Ca của chế độ VNCH cũ trước năm
1975.) của Lưu Hữu Phước, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt, Lửa rừng
đêm của Nguyễn Hữu Ba, Đêm Mê Linh của Văn Giảng v..v..
2- Một
nhánh còn lại là òóng nhạc tự tình dân tộc được viết từ năm 1960 đến
năm 1975 của các nhạc sĩ từ miền Bắc vào và một số nhạc sĩ trẻ từ miền
Nam lớn lên tiếp nối cho dòng nhạc trữ tình. Chủ đề của những tác phẩm
trong giai đoạn nầy có hai giai đoạn, giai đọan từ năm 1954 đến năm
1960 là ca ngơi quê hương,đất nước trong thời gian tạm hoà bình ngắn
ngủi như Trăng thanh Bình của Lam Phương, Luá Muà Duyên Thắm của Trịnh
Hưng, Trăng rụng xuống cầu của Hoàng Thi Thơ, Khúc nhạc đồng quê của
Nhật Bằng, Trăng phương Nam của Anh Hoa, Trăng sáng trong làng của Tiến
Đạt, Tình lúa duyên trăng của Trịnh Hưng, Trở về thôn cũ của Nhi Hà,
Chiều về thôn xưa cũ Hòang Trọng, Lối về xóm nhỏ của Trịnh Hưng,
Trăng về thôn dã của Hoài An, Lòng mẹ của Y Vân. Quê mẹ của Thu Hồ,
Hương xưa của Cung tiến, Nương chiều, Ngày trở về, Bà mẹ Quê, Tình
hoài hương của Phạm Duy.v..v. .
Từ thập niên 1960 đến năm 1975 trở
về sau, đất nước lâm vào hoàn cảnh chiến tranh nên những chủ đề sáng tác
của các nhạc sĩ dù muốn dù không cũng bị ảnh hưởng cuả tư duy về cuộc
chiến, những suy nghĩ trăn trở về cuộc chiến cuộc và thân phận con
người, trước định mệnh đau thương của dân tộc, Hầu hết các sáng tác của
họ ( cả văn, thơ nữa ) dù còn trong lãng mạn, nhưng hàm xúc thêm nhiều
nổi than van của tình yêu tuyệt vọng trong mầu sác chiến tranh, trong
khói bom và sư chết chóc biệt ly không ai muốn. Một số tác phẩm tiêu
biểu trong giai đoạn nầy là Chiến đò vĩ tuyến, Chiều hành Quân của Lam
Phương, Anh không chết đâu em, Người ở lại Charlie của Trần Thiện Thanh, Đưa em vào hạ của Trầm tử Thiêng v..v..
Cuộc chiến càng ngày
càng khốc liệt thì những nhạc phầm mang dấu vết thời đại cũng xuất hiện
rất nhiều trên lĩnh vực âm nhạc, từ những âm điệu nhe nhàng, ca từ lãng
mạn đầy chất thơ cuả nhạc tiền chiến trước đây đã được thay bằng những
lời ca giản dị, có tánh cách mô tả bình dân cuộc chiến. Về nhạc thì
những nhạc sỉ thường chọn tiết điệu Boléro hay Rumba, hiếm có những tác
phẩm nào viết theo điệu Tango hay Pasodoble. Điển hình trong dòng nhạc
nầy là Chiều biên Khu, Hoa soan bên thềm cũ của Tuấn Khanh, Chiều mưa
biên giới của Nguyễn văn Đông, Chiều hành quân của Lam Phương, Anh đi
chiến dịch của Phạm dình Chương, Anh không chết đâu em, Người ở lại
Charlie, Chiều trên phá Tam Gian , Rừng lá thấp, Biển măn của Trần
thiện Thanh, Bài hương ca vô tận. Đưa em vào hạ của Trầm tử Thiệng.
Hai bốn giờ phép, Kẻ ở miền xa của Trúc Phương, Những đốm mắt hỏa châu
của Hàn Châu v..v.. Những bài ca loại nầy dần dần phát triển rát nhanh,
bình dị đến mức chỉ còn một chủ đề là " tình người lính trong cuộc
chiến " đến nỗi người không thích nghe nhạc hay không biết chữ cũng
thuộc bập bẹ vài câu .Người ta gọi loại nhạc nầy là: "nhạc sến ". Danh
từ " sến " ở đây là "sen " tức là người nữ giúp việc cho những bà người
giầu ngoại quốc thời đó gọi chung là " Mary ", nên những người làm công
đó được gọi là " mary Sến ". Hồi đó những đêm khuya các người giúp
việc thường ra những vòi nước công cộng ( La fontaine ) để hứng nước vào
các thùng gánh vế nhà xài. Trong khi chờ đợi nước đầy thùng, họ gõ
nhịp vào các thùng rỗng, hát những bài hát tình yêu mùi mẫn, tan nát
bằng những ca từ dễ nhớ, hết sức bình dân theo nhịp gõ Boléro "lóc cóc
xình " để cho qua thì giờ. Từ đó những bài hát được họ hát thường được
gọi là "nhạc sến ". Hiện nay các người nữ giúp việc bây giờ người ta gọi
là Ô Sin theo tiếng Hàn Quốc.
Trịnh công Sơn là một nhạc sĩ
trẻ, dòng nhạc của ông lớn lên trong nhánh thứ hai nầy. Sự nghiệp viết
nhạc của ông cũng tình cờ như một định mang, một số phân mà ông phải là
nhạc sĩ chứ không là một người nào khác dù chỉ là một người lính văn
nghệ không ra trận như những nhạc sĩ, ca sĩ khác trong Biệt Đoàn Văn
Nghệ Trung Ương thuộc phòng tâm lý chiến của chế độ VNCH cũ.
Trịnh
công Sơn trước khi làm nhạc sĩ ông là một vận động viên thể dục về nhu
đạo (Judo ), một hôm ông đang tập nhu đạo với người em trai thì ông bị
chấn thường nặng ở ngực ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cứu cấp, chữa
bệnh và dưỡng sức trong hai năm. Trong hai năm nằm ở bệnh viện, Trịnh
Công Sơn đã suy nghĩ rất nhiều vê thân phận con người khi chiến tranh
ngày càng lan rộng. Trước mắt ông ở bệnh viện, sự sống và cái chết của
con người trong thời kỳ chiến tranh trở nên quá bình thường, quen thuộc
như buổi sáng, buổi chiều nên tư tưởng ông ảnh hưởng năng nề về cõi
sống, cõi chết của con người trong các tác phẩm sau nầy. Thời gian
nầy, ông cũng miệt mài nghiên cứu sách văn thơ, triết học, nghiền ngẫm
các tác phẩm văn chương triết học của các giả nổi tiếng như A Camus, J.
Paul Sartre, Apollinaire, Alfred de Musset, nghiên cứu nhạc cổ điển
của Beethoven, Chopin, Mozart, Schumann nên lời bài hát của ông
viết sau nầy cũng ảnh hưởng thơ văn của họ rất nhiều Thời gian khác còn
lại ở bệnh viện,Trịnh công Sơn tự học đàn Guitare và trong những đêm
thanh vắng, bệnh nhân trong bệnh viện thường nghe thoảng tiếng đàn của
ông êm ái nhẹ nhàng đưa họ vào giấc ngủ.
Căn bệnh bất ngờ của
Trịnh Công Sơn là một không may cho Ông, nhưng rất may cho ngành âm nhạc
Việt Nam, vì nếu không có căn bệnh đó Trịnh Công Sơn sẽ là một kỹ sư,
một giáo sư nào đó, chứ không phải là một nhạc sĩ tài hoa cuả nền âm
nhạc Việt Nam.
Cuộc chiến tranh Việt Nam càng lúc càng khốc liệt
hơn nên khi ra bệnh viện ,ông tìm cách trốn quân dịch để khỏi đi lính vì
lý do học vấn. Thời đó ở miền Nam, thanh niên trên 18 tuổi phải đi
quân dịch, chỉ có 4 trường hơp được hoản đi lính là: học vấn, gia cảnh,
tôn giáo, và sức khoẻ. Trong đó hoãn dịch vì lý do học vấn là phải còn
đang đi học chữ hay học nghề trong lứa tuồi được chính phủ công nhận
nếu trong quá trình học mà thi rớt hay thi hỏng dù chỉ một năm thì phải
đi quân dịch ngay không được học nữa, cho nên thời đó thanh niên sinh
viên đều rán học gỉỏi, thi đỗ đạt để khỏi đi lính. Trong bài nhạc " Thà
như giọt mưa " nhạc sỉ Pham Duy phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có
câu " Ta hỏng Tú Tài ta vuột tình yêu, thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi,
đau lòng ta muốn khóc ". "Đi" đó là đi quân dịch các bạn ạ.
Trinh
công Sơn muốn trốn lính vì lý do học vấn nên ông thi vào trường Sư Phạm
Quy Nhơn là trường đầu tiên đào tạo giáo sinh học hệ hai năm để ra dạy
học cho các học sinh con em người dân tộc thiểu số ở các vùng cao nguyên
miền Nam. Đây là những địa phương mà chế độ VNCH cũ cần những giáo viên
để dạy cho con em người dân tộc thiểu số, để họ yên lòng chiến đấu
trong hàng ngũ của mình như Khor, Nùng, nhất là lực lượng Fulro. Những
ngày học Sư Phạm ở Quy Nhơn, thành phố biển tươi đẹp nầy đã gợi hứng
nhạc sĩ viết lên những bài Hạ Trắng, Biển nhớ, Ru em từng ngón xuân
nồng, Cát buị, Gọi tên bốn muà. Sau khi tốt nghiệp trường Sư Phạm Quy
Nhơn, ông được bổ nhiệm lên thị xã Blao dạy học cho một trưòng người
Thượng chỉ có hai lớp. Nơi đây khung cảnh hoang vu, đìu hiu của núi
rừng khiến ông có nguồn cảm hứng viết: Rừng xưa đã khép, Như cánh vạc
bay
C- NHỮNG CHỦ ĐỀ TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA TRỊNH CÔNG SƠN:
Dòng
nhạc Trịnh Công Sơn bắt đầu chảy ở miền Nam từ năm 1959 đến năm 1975,
trong giai đoạn nầy, về tác phẩm của Trịnh Công Sơn, theo tôi có thể
chia làm hai chủ đề chính như sau:
1-NHỮNG CA KHÚC TRỬ TÌNH LẢNG MẠN TRONG TÌNH YÊU THUẦN TÚY:
Điển
hình là các bài nhạc sau: Ướt Mi, Thương một người, Diễm Xưa, Ru em
từng ngáo xuân nồng, Cát bụi , Rừng xưa đã khép, Gọi tên bốn mùa, Vết
lăn trầm, Nắng thuỷ tinh, Cát bụi, Cỏ xót xa đưa, Nhìn những muà thu
đi, Nguyệt Ca, Như cánh vạc bay, Đêm thấy ta là thác đổ ,Mưa hồng,
Lời buồn Thánh, Một cõi đi về,Chiều một mình qua phố,Như cánh vạc bay,
Người về bỗng nhớ v..v..
Bài hát " Ướt Mi " là sáng tác đầu tay
của Trịnh Công Sơn, ông lấy cảm hứng từ một đêm ông vào phòng trá ca
nhạc ở ĐàLat thấy một cô ca sỉ còn rất trẻ hát bài "Giọt mưa Thu" của
Đặng thế Phong, hát xong cô đó khóc thầm. Ông đến tìm hiểu, thì ra
người ca sĩ trẻ đó phải đi hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang bị bệnh lao
năng. Người ca sỉ đó chính là nữ ca sĩ Thanh Thuý nổi tiếng sau nầy.
Ông về cảm tác từ tấm lòng của một người con có hiếu phải đi làm lúc mới
16 tuổi để nuôi mẹ, ông đã sáng tác bài " Ướt Mi " để tặng Thanh Thuý,
và Thanh Thuý đã hát bài " Ướt Mi " rất thành công, sau đó ông tiếp
tục viết bài "Thương một người " để chia sẻ với những người nghệ sĩ đêm
đêm dưới ánh đèn ca hát, đem niềm vui cho mọi người ( giống như nhạc
phẩm " Dưới Ánh Đèn Mầu " của Charlot) .Nhưng khi cánh màn nhung khép
lại, trong những đêm mưa khuya vắng, một mình lầm lũi ra về với những
nỗi buồn cô độc. " Ngoài hiên mưa rơi rơi, buồn dâng lên đôi môi,
người ơi nước mắt hoen mi rồi " " Buồn ơi trong đêm nay ôm ấp giùm ta
nhé, trời sao không thôi mưa để mắt người em ấy từ nay thôi mở nước mắt
buồn mi em thơ ngây " " Mưa lạnh lùng rơi rớt mãi trong đêm khuya não
nề, mưa kéo dài lê thê những đêm khuya lạnh ướt mi "( Ướt Mi ), "
Thương ai về ngõ vắng, đêm nay gió heo may," ( Thương một người ).
Bài
hát "Diểm Xưa " lại ra đời trong một hoàn cảnh khác, đó là mối tình của
nhạc sĩ với một cô gái Huế tên là Ngô vũ Bích Diễm là con của một người
thầy dạy ở Huế, mối tình nầy cũng không thành, nên về sau Trịnh Công
Sơn lại thân mật với người em gái của Diễm là Ngô vũ Dao Ánh Cô Ánh và
Sơn đã thư đi thư lai hằng trăm bức thư tình kể từ năm 1975 khi gia đình
cô định cư ở nước ngoài và Trịnh Công Sơn thì ở lai Viết Nam. "Mưa vẫn
mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao, nghe lá
thu mưa gieo mòn gót nhỏ, đường dài hun hút cho mắt thêm sâu " ( Diễm
xưa ) " Làm sao em biết bia đá không đau. ngày sau sỏi đá cũng cần có
nhau " ( Diễm xưa ).
Bài nhạc " Biển Nhớ " ra đời trong
lúc ông đang còn học Sư Phạm ở thành phố biển Quy Nhơn, nơi đây ông có
môt người bạn gái tên là Khê, nghĩ tới những ngày mình sẽ xa cô Khê
nên nhạc sĩ sáng tác bài " Biển Nhớ " để làm kỷ niêm. Ta hãy nghe tâm
tình của nhạc sĩ trong " Biển Nhớ ": " Ngày mai em đi, biển nhớ tên em
gọi về, gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya ...Ngày
mai em đi, biển nhớ tên em gọi về, goị hồn liễu rũ lê thê, trời cao
níu buớc SƠN,KHÊ " Trịnh Công Sơn đã tìm từ " sơn khê " là những hình
ảnh của núi non cách trở mà sau nầy ông sẽ về đó dạy học, vưà rất có ý
nghĩa là ghép tên hai người Sơn và Khê, thật là một lối chơi chữ vừa
lãng mạn, vừa văn học.
Phải nói là ca từ của Trịnh Công Sơn rất
trau chuốt, kết hợp với âm thanh rất nhuần nhuyễn đến nỗi tôi có cảm
tưởng là nhạc ông theo lời chứ lời không theo nhạc như một số nhạc sĩ
khác sáng tác. Ông đã viết lời trước khi viết nhạc, bởi vì một đọan lời
nào của ông cũng đầy chất thơ, chất hiện thưc và những ẩn dụ lãng mạn
trong đó thật tài tình Cái chất thơ của chủ nghĩa lãng mạn ( romanticism
) trong ngôn từ lời hát của ông rất sáng tạo, đó là sự trộn lẫn giữa
tính chất của chủ nghĩa siêu thực ( surrealism ) và tính chất của chủ
nghĩa hiện sinh ( existentialism )." Bàn tay xanh xao đón ưu phiền,
ngày xưa sao lá thu không vàng " " Cỏ cây chợt lên mầu nắng chiều đã
đi vào vườn mắt em .. " ( Nắng thủy tinh ). " tôi xin ơn đời, trong
cơn đau nầy gọi muà thu tới " " áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi
tên nhau " ( Hạ trắng ) " Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ
khô, ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa, rừng thu đả uá
em hãy quay về, rừng xưa đã khép em hãy ra đi " ( Rừng xưa đã khép ). "
Em đứng lên gọi mưa vào hạ, từng cơn mưa, mưa thì thầm dưới chân ngà .
Em đứng lên mùa xuân tàn tạ, hàng cây khô, cành bơ vơ hàng cây đưa em
đi về gịọt nắng nhấp nhô.. Chim về tứ ngày tuổi em trên cành bảo bùng. Ôi tóc em dài đêm thần thoại, vùng tương lai chợt xa xôi, tuổi xuân ơi
sao lạnh giòng máu trong người " ( Gọi tên bốn muà )
Những bài
nhạc của Trịnh dù hay, nhưng nếu không có định mệnh gặp một người ca sĩ
có chất giọng đậc biệt tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở ĐàLat thì nó sẽ
không được cất cánh như bây giờ, đó là nữ ca sĩ Khánh Ly. Khánh Ly lúc
đó là một ca sỉ chưa có trên tuổi, nhưng có chất gịọng âm sắc đặc biệt
mà Trịnh Công Sơn với trình độ thẩm âm của một nhạc sĩ lớn đã nhận thấy
đây là một gọng hát sẽ cất cánh, bay cao trong tương lai . Anh nói rõ ý
định đang tìm một giọng hát cho các sáng tác của mình , và tập cho Khánh
Ly hát. Quả đúng như Trịnh Công Sơn đã đoán, Khánh Ly đả hát nhạc Trịnh
một cách xuất thần. Từ đó. sau khi cả hai về SaiGon, Khánh Ly và Trịnh
công Sơn như bóng với hình ,hai người thường hát chung nhau, có khi
Trịnh đàn đệm Guitare thùng cho Khánh Ly hát. Còn nhiều, rất nhiều những
ca từ mang hình ảnh chất thơ trong các lời bài hát của Trịnh Công Sơn
mà phạm vi bài viết nầy tôi không thể nêu ra hết.
Một dấu ấn
cuối cùng của tôi về các bài hát trong giòng nhạc nầy của Trịnh là Lời
Tưạ Các Bài Nhạc, Ông chẳng những chăm chút từng câu, từng chữ lời bài
hát của mình mà cũng chăm sóc ngôn ngữ từng cái tựa bài rất tỉ mỉ. Tựa
bài là sự cô động khéo léo nội dung của bài viết, nhiều lúc người ta chỉ
cần đọc tựa bài là người ta có thể thích hay không thích nội dung của
nó, Những tựa bài đầy chất Thơ của nhạc Trịnh như "Diễm Xưa," "Goi tên
bốn mùa " , "Hạ Trắng ", "Nắng Thuỷ Tinh ", "Rùng xưa đã khép ",
"Nhũng con mắt trần gian ", "Biển Nhớ" đã khiến cho ngưới ta không thể
bỏ qua mà không lắng nghe những giai điệu nhạc bên dưới cái tựa đề hấp
dẫn của các bài hát của người nhạc sĩ tài hoa nầy.
2- NHỮNG CA KHÚC CHỦ ĐỀ CHIẾN TRANH TRONG THỜI CUỘC NHIỂU NHƯƠNG :
Nhũng
ca khúc nầy của Trịnh Công Sơn thường mô tả dấu vết chiến tranh và thân
phận con người trong cuộc chiến. Sau khi dạy học được một thời gian, cuộc chiến càng ngáy càng khốc liệt hơn nên chánh quyền VNCH cũ ban
hành lệnh Tỗng Động viên. Trịnh Công Sơn lại phải tính đến chuyện trốn
đi lính bằng lý do sức khoẻ. Ông đã tự hủy hoại sức khoẻ mình bằng cách
nhịn ăn, mỗi ngày uồng một loai thuốc phá hủy tế bào nước trong người
để biến thành một người già cỗi, ốm yếu, thân thể không đủ sức nặng để
đi lính cầm súng. Ông đã thành công, Nha động viên VNCH đã " chê"
Trịnh công Sơn "trói gà không chặc " nên miễn cho đi lính.
Sau
thời gian gặp Khánh Ly tại Đà Lạt và "kết " chất gịọng của người ca sĩ
nầy, Trịnh Công Sơn đã rủ Khánh Ly về SaiGon để lập nghiêp ca hát vì
ĐàLạt quá nhỏ, không đủ để họ phát huy tài năng của mình như con cá
kình phải cần có biển khơi. Khánh Ly đồng ý và họ dắt dìu nhau về
Saigon với một Trịnh công Sơn chưa nổi tiếng lắm và một Khánh Ly chưa có
danh phận. Cũng cần nói thêm là đất ĐàLạt sau nầy cũng là nơi phát sinh
một đôi nhạc sĩ, ca sĩ tài hoa nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam là Lê
Uyên - và Phương, thường viết những tác phẩm ký tên Lê Uyên Phương, họ
thuờng hát các sáng tác của chính họ và rất được quần chúng hoan nghênh
nhiệt liệt.
Sau khi về SaiGon, Khánh Ly tập hát những sáng
tác của Trịnh Công Sơn, cô và Sơn thường hát chung trong các tụ điểm văn
nghệ phần đông là khán giả trí thức như học sinh, sinh viên các truờng
Đại Học. Nhạc Trịnh Công Sơn với những ca từ hay, mới đã thu hút được
lớp khán giả trẻ, trí thức bằng giọng hát đặc biệt của Khánh Ly. Không
mấy chốc hai người đã nổi tiếng, thành cặp đôi song ca thần tượng của
giới trí thức trẻ miền Nam. Có thể nói nhạc Trịnh hay là nhờ tiếng hát
Khánh Ly và Khánh Ly nổi tiếng cũng nhờ nhạc Trịnh Công Sơn. Với cây
đàn Guitare thùng đơn giản và cạnh bên Khánh Ly một giọng ca nhừa nhựa
như có chất ma túy, hai người đã chinh phục hàng triệu khán giả ở trong
nước và cả nước ngoài.
Thời đó tại SaiGon đã có phong trào mở
quán cà phê nhạc mổi tối để lớp trẻ vừa vào nhâm nhi ly cà phê, vưà tâm
sự với người yêu hay bạn bè, vừa nghe những bài nhạc tiền chiến hay trữ
tình của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Ngô thuỵ
Miên, Vũ thành An, Từ công Phụng, Y Vân v..v
Thậm chí , nhạc Trịnh
Công Sơn còn là một chỉ tiêu để họ rao kết bạn trên các báo chí thời đó
như: " thiếu nử 18 tuổi. muốn tìm bạn nam, nữ bốn phương cùng yêu
thích nhạc Trịnh .."
Thời gian Trịnh Công Sơn và Khánh Ly về
SaiGon , vì cả hai đều đam mê nghệ thuật nên thường đi hát cho cộng đồng
( tức hát "chùa" không có tiền thù lao ) nên mỗi tối họ phải về bắt ghế
bố ngũ bên mái hiên của quán Làng Văn.
Khác với đôi song ca Lê
Uyên và Phương sau nầy hai người thành vợ chồng, giữa Khánh Ly và Trịnh
Công Sơn chỉ có tình bạn thuần tuý, thanh khiết hay nói cách khác họ
chỉ có cái duyên của nghệ thuật chứ không có cái duyên của vơ chồng.
Cuộc
chiến tranh càng ngày càng dữ dội khiến Trịnh Công Sơn không thể đứng
ngoài lịch sữ trong sáng tác, ông bắt đầu sáng tác những nhạc phẩm nói
về chiến tranh, về thân phận của con người trong cuộc chiến. Tập "Ca
Khúc Da Vàng "ra đời với những bài hát như : " Đại Bác Ru Đêm ", " Tình
ca của người mất trí ", "Đàn bò vàò thành phố ", "Người con gái Việt
Nam " "Những con mắt trần gian ", "Ca dao mẹ, " "Ngụ ngôn muà đông " và
sau nầy " Hát trên ngững xác người "v..v..
Nhiều người nói nhạc
Trịnh công Sơn viết về Chiến Tranh là loại nhạc " Phản Chiến " nhưng
tôi không đồng ý với danh từ nầy , thậm chí họ còn so sánh Trinh Công
Sơn với một nhạc sĩ của Hoa Kỳ chuyên viết về nhạc "phản chiến ", kêu
gọi binh sĩ Mỹ rút khỏi miến Nam Việt Nam. Từ " phản chiến " sử dụng gồm
có hai từ ghép là " Phản " tức là một hành động, hay suy nghĩ từ một
ranh giới nầy bước sanh ranh giới đối nghịch, tìm mọi cách để tiêu diệt
những người trước đây là bạn giờ đã thành kẻ thù , ta không thể hiểu từ
" phản " là phản đối, nói suông được. Còn "chiến " tức là chiến
tranh, là những hành động của người cầm súng. Công bằng mà nói, những
nhạc phẩm Trịnh Công Sơn viết về chiến tranh chỉ là mô tả những sự thật,
như một bài văn tả cảnh chiến tranh và những khao khát hoà bình của
những nan nhân trong chiến cuộc Nếu ta gọi đó là những bài nhạc " phản
chiến" thì chỉ e là một lời buộc tội vội vàng theo duy lý mà không dám
nhìn thẳng vào sự thật diển ra trước mắt. Đó là những nỗi thống khổ nên
Sơn phải thay họ làm chứng nhân và kêu gào van xin đừng chiến tranh,
bỏ lòng thù hận đề cùng chung nhau sống hoà bình, người Việt đều là anh
em. Hãy nghe một số bài Sơn viết về chủ đề nầy: " Tôi có người yêu
chết trận Pleimer, tôi có người yêu ở chiến khu D, chết trận Đồng Xoài. chết vội vàng dọc theo biên giới. Tôi có người yêu chết trận Chu
Prong, tôi có ngưới yêu thả xác trôi sông ..".. ( Bài Tình ca của người
mất trí ), " Một nghìn năm đô hộ giặc Tầu, một trăm năm nô lệ giặc
Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho con là
nước Việt buồn." ( Gia tài của mẹ ) " Người con gái Việt Nam da vàng
yêu quê hương như yêu đồng luá chín " ( Ngưòii con gái Việt Nam ) " Đại
bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi lắng nghe " (
Đại Bác Ru Đêm ) " Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người. Tôi
đã thấy, tôi đã thấy, người ta bồng bế nhau chạy trốn " ( Hát trên những
xác người ) " Huế SàiGon Hà Nội hai mươi năm sao vẩn còn xa? " ( Huế,
Saigon, Hà Nội.) " Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất anh em
ta về, gặp nhau mừng như bảo cát, quay cuồng, bàn tay ta nắm nối trọn
một vòng Việt Nam " ( Nối vòng tay lớn )v..v. Theo tôi nghĩ có thể nói
nhạc viết về chiến tranh nầy của Trịnh là viết theo chủ nghĩa bi quan (
pes simism ), kết hợp với chủ nghĩa duy tâm ( idealism ) hay thuyết
định mệnh ( fatalism ) thì đúng hơn
Nhạc của Trịnh công Sơn viết
về chiến tranh hằng đêm vẫn cùng Khánh Ly vang lên ở các sân trường Đại
Học, nhất là Đại Hoc Văn Khoa khiến chánh quyền miền Nam phải ra lệnh
cấm hát, phổ biến loại nhạc " phản chiến " của Trịnh Công Sơn. Nhưng
với số lượng đông đảo khán giả là sinh viên yêu cầu hai người vẫn lén
lúc hát ở các tụ điểm khuôn viên đại học Saìi Gòn và Khánh Ly phải đi
chân đất, không mang giầy dép lên sân khấu hát , phòng khi có cảnh sát
tới dẹp thì chạy cho lẹ nên cô được mang biệt danh là " nữ hòang chân
đất "
Thấy tình hình càng ngày càng căng, bản thân có thể bị chánh
quyền Saigon bắt vì sáng tác nhạc " phản chiến " nên Trịnh Công Sơn phải
vào tá túc và được sự chở che của một sĩ quan cấp tá không quân chế độ
Saigon cũ là đại tá Lưu kim Cương tại sân bay Tân Sơn Nhất . Khi đại tá
Cương tử trận thì Sơn vì nhớ ơn người bạn đã hết lòng chở che cho mình
khi còn sống nên đã sáng tác bài " Hát cho một người nằm xuống "
Sau
năm 1975, Trịnh Công Sơn không theo dòng người di tản rời bỏ quê hương
mặc dù ông có nhiều cơ hội để đi. Những năm đầu đất nước thống nhất ,do
cách nhận thức chưa đúng về ông nên một số người đã bài bác nhạc Trịnh
Công Sơn, bắt ông làm "kiểm điểm " những bài nhac " phản chiến " của
mình. Họ vin vào vài câu trong các bài nhạc của ông như: " hai mươi năm
nội chiến từng ngày " ( Gia tài của mẹ ) hay " em ra đi nơi nầy vẫn thế
" ( Em còn nhớ hay em đã quên ) thậm chí còn lôi bài nhạc cũ " Hát cho
một người nằm xuống " để nói ông không có lập trường. Một lần về Huế,
ông đã sửng người trước một băng đờ rôn do những phần tử thanh niên quá
khích làm theo kiểu vệ binh đỏ của Trung Qiuốc trước đây ghi hàng chữ "
Đả đảo Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Trịnh công Sơn ". Rất may là sau thời
kỳ đổi mới, nhà nước đã nhận định đúng chân giá trị của Trịnh công Sơn
nên đã trả Ông về đúng vị trí của mình trong lãnh vực nghệ thuật.
Năm
1975, Trịnh Công Sơn đã ở lại Việt Nam không di tản ra nước ngoài, đó
là một lập trường yêu nước kiên định rõ ràng, Ông đã sớm gia nhập vào
dòng chảy của dân tộc, mặc dù đất nước sau chiến tranh còn nghèo, còn
bao khó khăn trước mắt cần phải vưọt qua. Những tác phẩm ông viết sau
năm 1975 như " Huyền thoại Mẹ ", " Em ở nông trường em ra biên giới "
đã chứng tỏ ông đã dần thích hợp với môi trường mới, môi trường cộng
đồng dân tộc của tất cả những người Việt Nam trong nước và hải ngoại. Tuy nhiên, cũng còn đó một nỗi buồn trong lòng Trịnh Công Sơn khi sau
nầy ông ra hải ngoại gặp Khánh Ly để tổ chức đêm hát kỷ niệm ngày hội
ngộ, thì một số phần tử quá khích đã gọi ông như là " kẻ phản bội ".
Đám
tang cuả ông tại SàiGòn hằng ngàn ngưòi đã theo chân đưa tiễn, trong
tiếng kèn Saxo của Trần mạnh Tuấn, bài " Cát Bụi " đã vang lên, người
ta nghe hình như trong quan tài Trịnh Công Sơn đã cùng hát với họ: "
Hạt bui nào hoá kiếp thân tôi., để một mai tôi về làm cát bụi .".
HUY THANH