THAM LUẬN;
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM HUY THANH
Từ khi loài người biết sống thành cộng đồng xã hội thì việc thông tin cho người khác những gì mình muốn nói và lắng nghe những gì người khác nói với mình mà không ở gần bên nhau là điều cần thiết cho con người. Muốn được như vậy con người cần phải có những phương tiện thông tin để truyền đạt với nhau càng nhanh chóng thì càng tốt. Trước đây, khi chưa có những phương tiện thông tin tối tân ngày nay như radio, vô tuyến điện, điện thoại, truyền hình, fax, intrenet, mạng, thì việc thông tin còn rất thô sơ. Những thông tin lúc đó còn dùng loa kèn có người đi rao cuối làng đầu ngõ như "thằng mõ " hay lính làng, tuần đinh. Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, thì những phương tiện thông tin tân tiến được họ du nhập vào như điện thọai, vô tuyến điện, nhất là thông tin bằng báo chí được quãng bá rộng rãi. Tuy ra đời muộn, nhưng nền báo chí tại nước ta có vai trò rất quan trọng trong việc phồ biến tin tức, nâng cao kiến thức về chính trị, xã hội trong quần chúng nhân dân, nhất là giúp cho nền văn học phát triển trong nước, đồng thời thu thập kiền thức tinh hoa của nền văn học thế giới.
Danh từ Báo Chí là tiếng ghép của BÁO là cho người ta biết một điều gì đó bằng tiếng nói hay nét chữ, còn CHÍ có nghĩa là ghi chép. Vậy BÁO CHÍ là những điều Báo cho người ta biết được ghi bằng nét chữ ghi chép
Ngày nay danh từ BÁO CHÍ được hiểu theo nghĩa là những ấn phẩm được in phổ biến, quảng bá rộng rãi trong quần chúng kể cả nhật báo, đặc san, tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san. Sau nầy khi sự phát triển tin học Internet cao độ lại có thêm Báo điện tử, Báo mạng tràn lan giúp cho người đọc thêm hiểu biết về thế giới chung quanh mình tất cả mọi lãnh vực.
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LẠI BÁO CHÍ:
Báo Chí co thể chia ra làm hai lọai là Nhật Báo và Tạp Chí
:
1.1 NHẬT BÁO :
Ngày xưa thường gọi là báo Nhật Trình ,Là lọai báo được phát hành có định kỳ ngày tháng nhất định, phổ biến những tin tức được cập nhật hoá mau chóng. Chữ " Nhật" đây không hẳn là xuất bản mỗi ngày ,mà là ghi nhận những tin tức , sự kiện mỗi ngày. Chủ đề của tờ báo không nhất định, thường là những thông tin về thời sư, chính trị văn hoá nghệ thuật,, giáo dục, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, văn, rao vặt, quãng cáo. phúng điếu, tai nạn xã hội v..v.. Nghĩa là một mớ "tạp nham " từ văn học cho đến xã hội, chính tri, tôn giáo, thời sự.
Hiện nay, những tờ Nhật Báo còn xuất hiện, biến thể trên các trang website, trên các mạng Intrenet kèm theo những hình ảnh sống động ,hay những vidéo clip. Những bài phát thanh đoc báo hộ thính giả cũng đã góp phân phát triển sự hiểu biết cuả nhân dân về tất cả mọi lãnh vực trong nước và thế giới.
Nhật báo là phương tiện thông tin quan trọng ,Những tin tức thời sự thường được chọn lọc đăng trên quan điểm của người chủ bút hay chủ nhiệm tờ báo Nó mang tính cách hướng dẫn dư luận quần chúng. Tính cách văn hoá gỉai trí của Nhật Báo được viết một cách giản dị, để thích hợp với trình độ đa số độc giả giới bình dân.
Hình thức thì Nhật Báo được in trên khuôn khổ lớn, tờ rời từ 4 đến 12 trang, xếp lại thành xấp ( kể cả những trang quảng cáo ). Loại báo nầy thường có nhiều hình ảnh đăng đính kèm.
1..2 TẠP CHÍ:
Tạp Chí thường được in phát hành có định kỳ nhưng không chú trọng thông tin mà chủ trương phổ biến tư tưởng, văn hoá, văn nghệ, sáng tác, nghiên cứu, tham luận, khào luận, dịch thuật. Những tin tức, thời sự quan trọng cũng được phổ biến nhưng rất hạn chế. Tạp chí có nhiều loại như: Tuần san ( một tuần ra một lần ) bán nguyệt san, ( nửa tháng ra một lần ) nguyệt san ( một tháng ra một lần ) hay đặc san (đưọc xuất bản một kỳ theo một chủ đề nào đó như ngày Tết, ngày Lễ v..v. ). Mỗi tờ báo có một chủ đề chính riêng như Khoa Hoc, Văn Học, Nghệ Thuật, Mua sắm, Thị Trường, Phụ Nữ, Nhi Đồng, Tôn Giáo hay chủ đề hổn hợp như Bách Khoa gồm nhiều thể loại. Những bài viết trên báo nầy rất công phu, biên soạn kỹ lưỡng, vì đa số độc giả là ngưới trí thức. Báo thường được in đóng thành cuốn, nhiều trang, Ngoài có bìa thường được in mầu, trang đầu tiên thường có in Mục Lục để tiện việc tra cứu.
I I - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ 1865 ĐẾN 1945 ( THỜI KỲ TIẾN KHÁNG CHIẾN ):
2.1 - TỪ NĂM 1865 ĐẾN 1907:
Thời kỳ nầy có rất ít tờ báo in bằng chữ quốc ngữ, thường là do nhũng người PHÁP chủ trương để tuyên truyền cho chế độ thuộc địa của ho. Những gười trí thức Việt Nam cũng lợi dụng những tờ báo nầy để phát triển nền văn học mới vào tư tưởng nhửng nhà trí thức Việt Nam như: Phạm Quỳnh, Trương vĩnh ký ( Pétrus Ký ), Nguyễn văn Vĩnh, Tôn thọ Tường, Huỳnh tịnh Của v..v.. Hình thức báo in là những bài chen chúc nhau thành cột dài ( không chia ra các trang.như bây giờ). Người ta thấy có khi ở trang đầu bên cạnh tin tức, là quảng cáo, thơ, phân ưu, chia buồn, báo tang, cảm tạ cùng chen chúc nhau để dành "đất" măt tiền như các tờ Lục Tỉnh Tân Văn, Nông Cổ Mín Đàm. Có thể nói phần hình thức trình bày tờ báo họ không chú trọng mà chỉ mong đọc được
Những tờ báo được phổ biến trong thời gian nầy gồm:
2.1.1 : Miền Nam có Gia Định Báo, được phát hành mỗi tháng một lần In bằng chữ quốc ngữ, 4 trang khổ lớn. Trang đầu dười hàng chữ quốc ngữ có in hàng chữ Hán "Gia Định Báo, tờ báo nầy mỗi tháng Tây cứ ngày rằm in ra một lần " Sau đó tờ báo được phát hành mỗi tháng 2 lần và vì sự phát triển độc gỉả cùng tin tức quá nhiều nên một tuần phải ra một lần . Năm 1900, những chữ Hán bị bãi bỏ thay vào đó là hàng chữ Pháp " Répuplique Francaise , liberté egalité Fraternité ". Ban biên tập người Việt Nam gồm Trương vĩnh Ký làm chủ nhiệm, Huỳnh tịnh Của làm chủ bút, Ban biên tập có Trương Minh Ký, Tôn thọ Tường .v..v... Nội dung báo đăng gồm các tin tức, công văn, nghi định, diển văn của nhà nước bảo hộ Pháp, những bài nghiên cưú thi ca, truyện cổ. Tờ báo còn tuyên truyền dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Hán được đa sớ quần chúng ủng hộ do Pétrus Ký chủ trương.
Ngoài tờ báo trên ở miền Nam còn có các báo khác như: Lục tỉnh Tân Văn ( 1907 ), Nông Cổ Mín Đàm ( 1900 ), Nhật Báo Tỉnh (1905 )
2.1.2 -Ngoài miền Bắc thì có các tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo in bằng chữ Hán ( 1892 ), Đăng cổ Tùng Báo in chữ quốc ngữ ( 1907 ), Đại Việt Tân Báo ( 1905 )
2.2-TỪ NĂM 1907 ĐẾN 1932 )
Thời gian nầy người biết chữ quốc ngữ ngày càng nhiều nên có rất nhiều báo chí được in, Sau khi chiến thắng ở mặt trân Tây Âu 1914-1919 . Pháp mở rộng luật báo chí ở VN cho phép một số người Việt được làm chủ báo như ba Sương Nguyệt Anh ( báo Nữ Giới chung 1919 ), Tản Đà (Hữu Thanh và An nam Tạp Chí 1921 ), Diệp văn Kỳ ( báo Thần Chung ) Những tờ báo của chánh quyền trong thời gian trước đây cổ vủ cho chánh sách thuộc địa của Pháp bị các báo tư nhân người Việt có tinh thần yên nước đã kích nặng nề.
Về hình thức thì báo in có phần sáng sủa, được đóng bià nhiều mầu. Bài viết cũng được xếp loại, xen trong bài vở còn có những bức tranh hý hoạ, biếm hoạ.
Về nội dung nhờ có nhiều học giả có kiến thức uyên bác cộng tác nên rất phong phú, nhất là chủ trương phát triển nền văn học nước ta và các nước Pháp, Trung Hoa nên nhiều bài dịch văn học đã được phổ biến rộng rãi. Những tờ báo nổi tiếng trong giai đoạn nầy là:
2.2.1 - NAM PHONG TẠP CHÍ:
Tờ báo nầy do ông Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, được in bằng ba thứ tiếng Việt, Hán, Pháp. Báo nầy chủ trương ca tụng "mẩu quốc" Pháp và " khai hoá" kiến thức của người Việt bản xứ theo khuynh hướng chấp nhận chế độ thuộc điạ, truyền bá tư tưởng Âu Tây. Ban biện tập có nhiều học giả nổi tiếng như Bùi Kỷ, Nguyễn trọng Thuật, Trần trọng Kim, Phạm duy Tốn, Đông Hồ Lâm tấn Phát. Mộng Tuyết. Tờ báo in được 210 số, tồn tại 17 năm .Nội dung gồm luận thuyết, bình luận, triết học , khoa học, sáng tác, thời đàm và tiểu thuyết Khi ông Phạm Quỳnh được cử làm Thượng Thư triều đình Huế thi giao tờ báo lại cho ông Nguyễn Trọng Thuật đến năm 1934 thì ngưng phát hành .
Nam Phong tạp Chí có công rất nhiều trong việc truyền bá nền văn học Quốc Ngữ , sưu tầm đăng tải nhiều bài văn hay bằng chữ Hán , chữ Nôm , dịch thuật rất nhiều tác phẩm văn học nước ngoài bằng chữ Pháp và chữ Hán . Nhiều bài khảo cứu về lịch sử, triết học có giá trị thường được đăng tải mở mang rất nhiều kiến thức người đọc
2.2.2 -ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ :
Tờ báo nầy do ông Nguyễn văn Vĩnh làm chủ bút. Ban biện tập gồm Phan Kế Bính. Nguyễn đỗ Mục. Phạm Duy Tốn, Trần trọng Kim, Chủ trương tờ báo là truyền bá Quốc Ngữ, phổ biến tư tưỡng văn hoá Âu Tây. Chủ đề tờ báo thường đề cập tới là chính trị, thời sự, văn học, giáo dục, lịch sử.. Các bài khảo luận về phong tục, tập quán cổ kim của dân tộc ta . Đông Dương tạp Chí là nơi đào tạo ra các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Phan Kế Bính, Nguyễn đỗ Mục v..v.. Tờ báo có công lớn trong việc tuyên truyền dùng chữ quốc ngữ, xem việc học chữ Quốc Ngữ là việc tất nhiên, việc sống còn của nền văn học Việt Nam.
. .
2.3- TỪ NĂM 1907 ĐẾN NĂM 1932
Ngoài hai tờ báo trên còn có các tờ báo khác như:
A- TẠI MIỀN BẮC: 1- Trung Bắc Tân Văn ( 1913-1945 ) chủ bút Nguyễn văn Vĩnh, biên tập Hoàng tăng Bí, Nguyễn Bá Trạc, 2- Học Báo (1919-1944 ) do Nha Tiểu Học Bắc Kỳ xuất bản nói về Giáo Dục , gúp cho giáo vi6n có tài liệu giãng dạy 3- Khai Hoá ( 1921-1928 ) Hửu Thanh ( 1921-1925 ) An Nam tạp Chí ( 1926-1933 ) , Hà Thành Ngọ Báo ( 1927-1936 )
B- TẠI MIỀN TRUNG : 1- Tiếng Dân ( 1927-1943 ) chủ biên Huỳnh Thúc Kháng tờ báo đối lập với chánh quyền 2- Thần Kinh Tạp Chí (1927-1942 ) là tờ báo của triều đình Huế
c-TẠI MIỀN NAM : 1- Nhật Tân Báo ( 1922 ) 2-Đông Pháp Thời Báo ( 1923 ) 3- Rạng Đông tạp Chí ( 1926 ) 4-Kịch trường ( 1927 ) 5- Đưốc Nhà Nam ( 1928 ) 6- Thần Chung ( 1929 ) 7- Khoa hoc tạp Chí ( 1923 ) 8-Phụ nữ Tân Văn (1929-1939 ) v..v..
2.4- TỪ NĂM 1932 ĐẾN NĂM 1945
Thời gian nầy, nhà cầm quyền Pháp cho mở rộng các luật về Báo Chí nên Báo Chí xuất hiện ngày càng nhiều, người viết báo có kinh nghiệm và rất lành nghề. Về hình thức được in sáng sủa, sắp xếp bài vở theo tiết mục rất hợp lý. Bìa được in nhiều mầu, các bài viết đều có hình ảnh thuyết minh. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh chủ trương đã làm tờ báo Ngày Nay in theo kiểu báo Paris Match của Pháp, có nhiều hình ảnh chụp rất mỹ thuật. Về nội dung thì đăng những sáng tác như tiểu thuyết, thơ mới, phóng sự, kich v..v... Một số báo nỏi bật trong giai đoạn nầy như sau:
2.4.1 -- NGÀY NAY (1935-1940 ) :
Do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương là tờ bao viết về phóng sự, điều tra kèm in nhiều hình ảnh mỹ thuật . Báo Ngày Nay không có mục trào phúng như tờ Phong Hoá chỉ có hai mục là Tiểu Thuyết và Trông Tìm. Ban bên tập gồm: Vi huyền Đắc, Đoàn Phú Thứ ( Kịch ) Thanh Tịnh, Trần Tiêu, Bùi Hiển ( Tiểu Thuyết ) Xuân Diệu, Huy Cận ( Thơ mới ). Đặc biệt Hoàng Đạo chuyên viết về chính trị xã hội đòi nhà cầm quyền Pháp phải để Tự Do Nghiệp Đoàn, Tự Do Báo Chí ( Mục Bùn lầy nước đọng ) và đòi hỏi phải có công bình trong luật pháp ( Mục Trước Vành Móng Ngựa )
2- 4.2 TUẦN BÁO PHONG HOÁ ( 1932-1936 )
Báo nầy do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương. Ban biên tập gồm Hoàng Đạo ( Mục chính trị ), Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam ( Mục Tiểu thuyết ) Tú Mỡ ( mục Trào Phúng Giòng nước ngược ) Thế Lữ ( Mục Thơ Mới ) Nguyễn gia Trí, Nhất Linh ( Tranh hí hoạ ). Tờ Phong Hoá lấy trào phúng làm phương châm chế diểu những văn hoá, hủ tục thời phong kiến để lại. Họ chủ trương cải cách nền văn hoá theo Âu Tây, giải phóng người phụ nử ra khỏi sự gò bó của lý thuyết Khổng Mạnh. Tờ báo đã được rất đông độc gỉa ủng hộ, ấn bản in nhiều nhất hơn tất cả tờ báo khác Lối trào phúng của họ đã ăn sâu vào những hủ tục ở thôn quê như phê phán đàn ông còn " búi tóc củ hành ", những nhân vật hách dịch, giầu có ăn hiếp dân đen như "Lý Toét, Xã Xệ " ở thôn quê mà ngày nay rất quen thuộc với chúng ta. Năm 1935 tờ báo chế giễu Hoàng Trọng Phu ( con Hoàng Cao Khải ) trong bài " Đi xem mũ cánh chuốn " nên bi rút giấy phép phải đình bản.
2.4.3 - PHỤ NỮ TÂN VĂN ( 1920-1939 )
Là tờ báo dành riêng cho Phụ Nử do bà Nguyễn Đức Nhuận làm chủ nhiệm, ông Đào Trinh Nhất làm Chủ Bút , tờ báo có tinh thần cấp tiến với nhiều nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Thi Manh Manh ( Nguyễn thị Kiêm ), Phan Khôi .Năm 1931 đã có cuộc bút chiến giữa Phan Khôi và Trần trọng Kim trong bài phê bình của Phan Khôi tác phẩm Nho Giáo cuả Trần trọng Kim. Cuộc bút chiến rất lịch sự tao nhả và hai bên đều phục thiện cho sáng lẽ chứ không nặng phần hơn thua .
2.4.4 -- TAO ĐÀN TẠP CHÍ ( 1939 )
Là một tờ báo văn học do ông Vũ Đình Long chủ trương và nhà văn Lan Khai làm Tỗng Thư Ký.ra mỗi tháng hai lần. Ban biên tập gồm có : Phan Khôi ,Ngô tất Tố , Hoài Thanh . Hoài Chân , Nguyễn Tuân ,Lưu trọng Lư , Vũ trọng Phụng v..v..Tao Đàn có chủ trương phát triển văn học, thơ văn cho những ai muốn sáng tác
2.4.5 --THANH NGHI ( 1941- 1944 )
Là tờ báo Bách Khoa chuyên biên khảo, tham luận ,về Chánh Trị, Văn Chương, Lịch Sử , Khoa Học, Kinh Tế , Xã Hội do ông Vũ Đình Hòe chủ trương . Ban biên tập gồm Vũ đình Hòe , Phan Anh , Đinh gia Trinh , Đỗ đức Thu , Vũ Hoàng Chương , Huy Cận , Nguyễn Tuân , Vũ hoàng Chương ,Hoàng xuân Hãn v..v..
2.4.6 -TRI TÂN ( 1941-1945 ) .:
Là báo tuần san văn học do ông Nguyễn tường Phượng làm chủ nhiệm ,ông Hoàng thúc Trâm làm chủ bút . Ban biên tập gồm : Dương bá Trạc ,Thiếu Sơn, Chu Thiên , Đào duy Anh, Huy Tưỡng .Chủ trương tớ báo nầy là " ộn cố tri tân " tức ôn lại văn hoá củ để xây dựng nền văn hoá mới , chủ đề tờ báo rất rộng trên các lĩnh vực như văn học, triết học, lịch sử .
Ngoài ra còn rất nhiều tờ báo khác như:
A- MIỀN BẮC: Văn Học tạp Chí ( 1932 ), Tiểu thuyết thứ bãy (1934 ) Hà Nội Báo ( 1936 ) Con ong ( 1939 )
B- MIỀN TRUNG: Phụ nữ Tân Tiến (1932 ) Văn Học Tuần san ( 1933 ) Sông Hương (1936 ) Nhành Luá ( 1937 )
C-MIỀN NAM: Đồng Nai ( 1932 ) Tân Văn ( 1934 ) Tiếng Chuông ( 1937 )
I I I -BÌNH LUẬN ENTRY
Nhìn lại sư phát triển và tiến hoá của ngành Báo Chí tại nước ta quả đúng là nó trôi theo vận mệnh của nước non. Ra đời tứ hoàn cảnh lịch sử bị đô hộ cuả Pháp nhưng nó đã thức dậy ngấm ngầm trong tầng lớp nhân dân và giới trí thức Việt Nam muốn có một cuộc cải cách văn hoá nghệ thuật rộng lớn tiên tiến theo kiểu Âu Tây .Những quan niệm Cửa Khỗng Sân Trình cuả Khổng Tử, Mạnh Tử chỉ làm cho người dân tiếp tục làm nô lệ cho giới phong kiến một cách cam chịu số phận như định mệnh Thượng Đế an bày. Ngành Báo Chí đã có công rất nhiều trong sự giáo dục lại tầng lớp trí thức lạc hậu phong kiến cũ, Rất nhiều nhà trí thức Hán Học đã quay lại từ chối quá khứ của mình để bước vào một cuộc Cách Mạng mới, cuộc cách mạng văn hoá của cả một dân tộc đang khao khát vươn lên mọi lảnh vực để dành lấy độc lập tự chủ cho mình. Quyền tự do báo chí là ĐỆ TỨ QUYỀN, nó là nhịp cầu buộc dân phải nghe và giới lãnh đạo phải nghe dân. Tại các nước khác, văn học ra đời trước Báo Chí nhưng ở Việt Nam ta BÁO CHÍ lại ra đời trước văn học, nó kiến tạo cho văn học những cái nhìn mới, mở rộng, một nền văn học hiện đại cùng với những nền văn học khác của thế giới.
Ngày nay, chúng ta những lớp người đi sau, thừa hưởng những di sản Báo Chí để lại của lớp người đi trưóc cùng với những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại ta đã gần như đứng trên đỉnh cao của ngành thông tin mà Báo Chí là một nhân tố lờn góp phần xây dựng ngôi nhà kiến thức của chúng ngày một vững chắc. Ngoài gia tài mà Báo Chí để lại cho ta là Kiến Thức, nó còn là một thông điệp hướng chúng ta những tư duy về tương lai một cách đúng đắn để tìm một lối dấn thân hợp đạo lý nhân bản con người.
Ở một khía cạnh nào đó, theo tôi, Blog mà chúng ta đang tham dự không phải là một sân chơi phù phiếm, một nơi tán gẫu để bày biện cái " tôi " quãng cáo cho mình. Blog không phải là trang sách từ những con người ảo như mọi nguời lầm tuởng mà nó chính là một Tờ Báo theo đúng định nghĩa ban đầu là thông tin những gì mình suy nghĩ cho nguới khác và tiếp nhận những suy nghĩ của người khác để lại. Nếu suy nghĩ như vậy, ta cần phải hết sức thận trọng trong khi viết Entry, vì lớp độc giả chung quanh chúng ta có rất nhiều trình độ, hãy đừng để họ đánh giá chúng ta là những con người ảo nên sản sinh ra những tác phẩm ảo một cách vô tội vạ, bởi vì làm Blogger chính là làm dâu trăm họ.
HUY THANH
.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM HUY THANH
Từ khi loài người biết sống thành cộng đồng xã hội thì việc thông tin cho người khác những gì mình muốn nói và lắng nghe những gì người khác nói với mình mà không ở gần bên nhau là điều cần thiết cho con người. Muốn được như vậy con người cần phải có những phương tiện thông tin để truyền đạt với nhau càng nhanh chóng thì càng tốt. Trước đây, khi chưa có những phương tiện thông tin tối tân ngày nay như radio, vô tuyến điện, điện thoại, truyền hình, fax, intrenet, mạng, thì việc thông tin còn rất thô sơ. Những thông tin lúc đó còn dùng loa kèn có người đi rao cuối làng đầu ngõ như "thằng mõ " hay lính làng, tuần đinh. Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, thì những phương tiện thông tin tân tiến được họ du nhập vào như điện thọai, vô tuyến điện, nhất là thông tin bằng báo chí được quãng bá rộng rãi. Tuy ra đời muộn, nhưng nền báo chí tại nước ta có vai trò rất quan trọng trong việc phồ biến tin tức, nâng cao kiến thức về chính trị, xã hội trong quần chúng nhân dân, nhất là giúp cho nền văn học phát triển trong nước, đồng thời thu thập kiền thức tinh hoa của nền văn học thế giới.
Danh từ Báo Chí là tiếng ghép của BÁO là cho người ta biết một điều gì đó bằng tiếng nói hay nét chữ, còn CHÍ có nghĩa là ghi chép. Vậy BÁO CHÍ là những điều Báo cho người ta biết được ghi bằng nét chữ ghi chép
Ngày nay danh từ BÁO CHÍ được hiểu theo nghĩa là những ấn phẩm được in phổ biến, quảng bá rộng rãi trong quần chúng kể cả nhật báo, đặc san, tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san. Sau nầy khi sự phát triển tin học Internet cao độ lại có thêm Báo điện tử, Báo mạng tràn lan giúp cho người đọc thêm hiểu biết về thế giới chung quanh mình tất cả mọi lãnh vực.
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LẠI BÁO CHÍ:
Báo Chí co thể chia ra làm hai lọai là Nhật Báo và Tạp Chí
:
1.1 NHẬT BÁO :
Ngày xưa thường gọi là báo Nhật Trình ,Là lọai báo được phát hành có định kỳ ngày tháng nhất định, phổ biến những tin tức được cập nhật hoá mau chóng. Chữ " Nhật" đây không hẳn là xuất bản mỗi ngày ,mà là ghi nhận những tin tức , sự kiện mỗi ngày. Chủ đề của tờ báo không nhất định, thường là những thông tin về thời sư, chính trị văn hoá nghệ thuật,, giáo dục, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, văn, rao vặt, quãng cáo. phúng điếu, tai nạn xã hội v..v.. Nghĩa là một mớ "tạp nham " từ văn học cho đến xã hội, chính tri, tôn giáo, thời sự.
Hiện nay, những tờ Nhật Báo còn xuất hiện, biến thể trên các trang website, trên các mạng Intrenet kèm theo những hình ảnh sống động ,hay những vidéo clip. Những bài phát thanh đoc báo hộ thính giả cũng đã góp phân phát triển sự hiểu biết cuả nhân dân về tất cả mọi lãnh vực trong nước và thế giới.
Nhật báo là phương tiện thông tin quan trọng ,Những tin tức thời sự thường được chọn lọc đăng trên quan điểm của người chủ bút hay chủ nhiệm tờ báo Nó mang tính cách hướng dẫn dư luận quần chúng. Tính cách văn hoá gỉai trí của Nhật Báo được viết một cách giản dị, để thích hợp với trình độ đa số độc giả giới bình dân.
Hình thức thì Nhật Báo được in trên khuôn khổ lớn, tờ rời từ 4 đến 12 trang, xếp lại thành xấp ( kể cả những trang quảng cáo ). Loại báo nầy thường có nhiều hình ảnh đăng đính kèm.
1..2 TẠP CHÍ:
Tạp Chí thường được in phát hành có định kỳ nhưng không chú trọng thông tin mà chủ trương phổ biến tư tưởng, văn hoá, văn nghệ, sáng tác, nghiên cứu, tham luận, khào luận, dịch thuật. Những tin tức, thời sự quan trọng cũng được phổ biến nhưng rất hạn chế. Tạp chí có nhiều loại như: Tuần san ( một tuần ra một lần ) bán nguyệt san, ( nửa tháng ra một lần ) nguyệt san ( một tháng ra một lần ) hay đặc san (đưọc xuất bản một kỳ theo một chủ đề nào đó như ngày Tết, ngày Lễ v..v. ). Mỗi tờ báo có một chủ đề chính riêng như Khoa Hoc, Văn Học, Nghệ Thuật, Mua sắm, Thị Trường, Phụ Nữ, Nhi Đồng, Tôn Giáo hay chủ đề hổn hợp như Bách Khoa gồm nhiều thể loại. Những bài viết trên báo nầy rất công phu, biên soạn kỹ lưỡng, vì đa số độc giả là ngưới trí thức. Báo thường được in đóng thành cuốn, nhiều trang, Ngoài có bìa thường được in mầu, trang đầu tiên thường có in Mục Lục để tiện việc tra cứu.
I I - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ 1865 ĐẾN 1945 ( THỜI KỲ TIẾN KHÁNG CHIẾN ):
2.1 - TỪ NĂM 1865 ĐẾN 1907:
Thời kỳ nầy có rất ít tờ báo in bằng chữ quốc ngữ, thường là do nhũng người PHÁP chủ trương để tuyên truyền cho chế độ thuộc địa của ho. Những gười trí thức Việt Nam cũng lợi dụng những tờ báo nầy để phát triển nền văn học mới vào tư tưởng nhửng nhà trí thức Việt Nam như: Phạm Quỳnh, Trương vĩnh ký ( Pétrus Ký ), Nguyễn văn Vĩnh, Tôn thọ Tường, Huỳnh tịnh Của v..v.. Hình thức báo in là những bài chen chúc nhau thành cột dài ( không chia ra các trang.như bây giờ). Người ta thấy có khi ở trang đầu bên cạnh tin tức, là quảng cáo, thơ, phân ưu, chia buồn, báo tang, cảm tạ cùng chen chúc nhau để dành "đất" măt tiền như các tờ Lục Tỉnh Tân Văn, Nông Cổ Mín Đàm. Có thể nói phần hình thức trình bày tờ báo họ không chú trọng mà chỉ mong đọc được
Những tờ báo được phổ biến trong thời gian nầy gồm:
2.1.1 : Miền Nam có Gia Định Báo, được phát hành mỗi tháng một lần In bằng chữ quốc ngữ, 4 trang khổ lớn. Trang đầu dười hàng chữ quốc ngữ có in hàng chữ Hán "Gia Định Báo, tờ báo nầy mỗi tháng Tây cứ ngày rằm in ra một lần " Sau đó tờ báo được phát hành mỗi tháng 2 lần và vì sự phát triển độc gỉả cùng tin tức quá nhiều nên một tuần phải ra một lần . Năm 1900, những chữ Hán bị bãi bỏ thay vào đó là hàng chữ Pháp " Répuplique Francaise , liberté egalité Fraternité ". Ban biên tập người Việt Nam gồm Trương vĩnh Ký làm chủ nhiệm, Huỳnh tịnh Của làm chủ bút, Ban biên tập có Trương Minh Ký, Tôn thọ Tường .v..v... Nội dung báo đăng gồm các tin tức, công văn, nghi định, diển văn của nhà nước bảo hộ Pháp, những bài nghiên cưú thi ca, truyện cổ. Tờ báo còn tuyên truyền dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Hán được đa sớ quần chúng ủng hộ do Pétrus Ký chủ trương.
Ngoài tờ báo trên ở miền Nam còn có các báo khác như: Lục tỉnh Tân Văn ( 1907 ), Nông Cổ Mín Đàm ( 1900 ), Nhật Báo Tỉnh (1905 )
2.1.2 -Ngoài miền Bắc thì có các tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo in bằng chữ Hán ( 1892 ), Đăng cổ Tùng Báo in chữ quốc ngữ ( 1907 ), Đại Việt Tân Báo ( 1905 )
2.2-TỪ NĂM 1907 ĐẾN 1932 )
Thời gian nầy người biết chữ quốc ngữ ngày càng nhiều nên có rất nhiều báo chí được in, Sau khi chiến thắng ở mặt trân Tây Âu 1914-1919 . Pháp mở rộng luật báo chí ở VN cho phép một số người Việt được làm chủ báo như ba Sương Nguyệt Anh ( báo Nữ Giới chung 1919 ), Tản Đà (Hữu Thanh và An nam Tạp Chí 1921 ), Diệp văn Kỳ ( báo Thần Chung ) Những tờ báo của chánh quyền trong thời gian trước đây cổ vủ cho chánh sách thuộc địa của Pháp bị các báo tư nhân người Việt có tinh thần yên nước đã kích nặng nề.
Về hình thức thì báo in có phần sáng sủa, được đóng bià nhiều mầu. Bài viết cũng được xếp loại, xen trong bài vở còn có những bức tranh hý hoạ, biếm hoạ.
Về nội dung nhờ có nhiều học giả có kiến thức uyên bác cộng tác nên rất phong phú, nhất là chủ trương phát triển nền văn học nước ta và các nước Pháp, Trung Hoa nên nhiều bài dịch văn học đã được phổ biến rộng rãi. Những tờ báo nổi tiếng trong giai đoạn nầy là:
2.2.1 - NAM PHONG TẠP CHÍ:
Tờ báo nầy do ông Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, được in bằng ba thứ tiếng Việt, Hán, Pháp. Báo nầy chủ trương ca tụng "mẩu quốc" Pháp và " khai hoá" kiến thức của người Việt bản xứ theo khuynh hướng chấp nhận chế độ thuộc điạ, truyền bá tư tưởng Âu Tây. Ban biện tập có nhiều học giả nổi tiếng như Bùi Kỷ, Nguyễn trọng Thuật, Trần trọng Kim, Phạm duy Tốn, Đông Hồ Lâm tấn Phát. Mộng Tuyết. Tờ báo in được 210 số, tồn tại 17 năm .Nội dung gồm luận thuyết, bình luận, triết học , khoa học, sáng tác, thời đàm và tiểu thuyết Khi ông Phạm Quỳnh được cử làm Thượng Thư triều đình Huế thi giao tờ báo lại cho ông Nguyễn Trọng Thuật đến năm 1934 thì ngưng phát hành .
Nam Phong tạp Chí có công rất nhiều trong việc truyền bá nền văn học Quốc Ngữ , sưu tầm đăng tải nhiều bài văn hay bằng chữ Hán , chữ Nôm , dịch thuật rất nhiều tác phẩm văn học nước ngoài bằng chữ Pháp và chữ Hán . Nhiều bài khảo cứu về lịch sử, triết học có giá trị thường được đăng tải mở mang rất nhiều kiến thức người đọc
2.2.2 -ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ :
Tờ báo nầy do ông Nguyễn văn Vĩnh làm chủ bút. Ban biện tập gồm Phan Kế Bính. Nguyễn đỗ Mục. Phạm Duy Tốn, Trần trọng Kim, Chủ trương tờ báo là truyền bá Quốc Ngữ, phổ biến tư tưỡng văn hoá Âu Tây. Chủ đề tờ báo thường đề cập tới là chính trị, thời sự, văn học, giáo dục, lịch sử.. Các bài khảo luận về phong tục, tập quán cổ kim của dân tộc ta . Đông Dương tạp Chí là nơi đào tạo ra các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Phan Kế Bính, Nguyễn đỗ Mục v..v.. Tờ báo có công lớn trong việc tuyên truyền dùng chữ quốc ngữ, xem việc học chữ Quốc Ngữ là việc tất nhiên, việc sống còn của nền văn học Việt Nam.
. .
2.3- TỪ NĂM 1907 ĐẾN NĂM 1932
Ngoài hai tờ báo trên còn có các tờ báo khác như:
A- TẠI MIỀN BẮC: 1- Trung Bắc Tân Văn ( 1913-1945 ) chủ bút Nguyễn văn Vĩnh, biên tập Hoàng tăng Bí, Nguyễn Bá Trạc, 2- Học Báo (1919-1944 ) do Nha Tiểu Học Bắc Kỳ xuất bản nói về Giáo Dục , gúp cho giáo vi6n có tài liệu giãng dạy 3- Khai Hoá ( 1921-1928 ) Hửu Thanh ( 1921-1925 ) An Nam tạp Chí ( 1926-1933 ) , Hà Thành Ngọ Báo ( 1927-1936 )
B- TẠI MIỀN TRUNG : 1- Tiếng Dân ( 1927-1943 ) chủ biên Huỳnh Thúc Kháng tờ báo đối lập với chánh quyền 2- Thần Kinh Tạp Chí (1927-1942 ) là tờ báo của triều đình Huế
c-TẠI MIỀN NAM : 1- Nhật Tân Báo ( 1922 ) 2-Đông Pháp Thời Báo ( 1923 ) 3- Rạng Đông tạp Chí ( 1926 ) 4-Kịch trường ( 1927 ) 5- Đưốc Nhà Nam ( 1928 ) 6- Thần Chung ( 1929 ) 7- Khoa hoc tạp Chí ( 1923 ) 8-Phụ nữ Tân Văn (1929-1939 ) v..v..
2.4- TỪ NĂM 1932 ĐẾN NĂM 1945
Thời gian nầy, nhà cầm quyền Pháp cho mở rộng các luật về Báo Chí nên Báo Chí xuất hiện ngày càng nhiều, người viết báo có kinh nghiệm và rất lành nghề. Về hình thức được in sáng sủa, sắp xếp bài vở theo tiết mục rất hợp lý. Bìa được in nhiều mầu, các bài viết đều có hình ảnh thuyết minh. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh chủ trương đã làm tờ báo Ngày Nay in theo kiểu báo Paris Match của Pháp, có nhiều hình ảnh chụp rất mỹ thuật. Về nội dung thì đăng những sáng tác như tiểu thuyết, thơ mới, phóng sự, kich v..v... Một số báo nỏi bật trong giai đoạn nầy như sau:
2.4.1 -- NGÀY NAY (1935-1940 ) :
Do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương là tờ bao viết về phóng sự, điều tra kèm in nhiều hình ảnh mỹ thuật . Báo Ngày Nay không có mục trào phúng như tờ Phong Hoá chỉ có hai mục là Tiểu Thuyết và Trông Tìm. Ban bên tập gồm: Vi huyền Đắc, Đoàn Phú Thứ ( Kịch ) Thanh Tịnh, Trần Tiêu, Bùi Hiển ( Tiểu Thuyết ) Xuân Diệu, Huy Cận ( Thơ mới ). Đặc biệt Hoàng Đạo chuyên viết về chính trị xã hội đòi nhà cầm quyền Pháp phải để Tự Do Nghiệp Đoàn, Tự Do Báo Chí ( Mục Bùn lầy nước đọng ) và đòi hỏi phải có công bình trong luật pháp ( Mục Trước Vành Móng Ngựa )
2- 4.2 TUẦN BÁO PHONG HOÁ ( 1932-1936 )
Báo nầy do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương. Ban biên tập gồm Hoàng Đạo ( Mục chính trị ), Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam ( Mục Tiểu thuyết ) Tú Mỡ ( mục Trào Phúng Giòng nước ngược ) Thế Lữ ( Mục Thơ Mới ) Nguyễn gia Trí, Nhất Linh ( Tranh hí hoạ ). Tờ Phong Hoá lấy trào phúng làm phương châm chế diểu những văn hoá, hủ tục thời phong kiến để lại. Họ chủ trương cải cách nền văn hoá theo Âu Tây, giải phóng người phụ nử ra khỏi sự gò bó của lý thuyết Khổng Mạnh. Tờ báo đã được rất đông độc gỉa ủng hộ, ấn bản in nhiều nhất hơn tất cả tờ báo khác Lối trào phúng của họ đã ăn sâu vào những hủ tục ở thôn quê như phê phán đàn ông còn " búi tóc củ hành ", những nhân vật hách dịch, giầu có ăn hiếp dân đen như "Lý Toét, Xã Xệ " ở thôn quê mà ngày nay rất quen thuộc với chúng ta. Năm 1935 tờ báo chế giễu Hoàng Trọng Phu ( con Hoàng Cao Khải ) trong bài " Đi xem mũ cánh chuốn " nên bi rút giấy phép phải đình bản.
2.4.3 - PHỤ NỮ TÂN VĂN ( 1920-1939 )
Là tờ báo dành riêng cho Phụ Nử do bà Nguyễn Đức Nhuận làm chủ nhiệm, ông Đào Trinh Nhất làm Chủ Bút , tờ báo có tinh thần cấp tiến với nhiều nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Thi Manh Manh ( Nguyễn thị Kiêm ), Phan Khôi .Năm 1931 đã có cuộc bút chiến giữa Phan Khôi và Trần trọng Kim trong bài phê bình của Phan Khôi tác phẩm Nho Giáo cuả Trần trọng Kim. Cuộc bút chiến rất lịch sự tao nhả và hai bên đều phục thiện cho sáng lẽ chứ không nặng phần hơn thua .
2.4.4 -- TAO ĐÀN TẠP CHÍ ( 1939 )
Là một tờ báo văn học do ông Vũ Đình Long chủ trương và nhà văn Lan Khai làm Tỗng Thư Ký.ra mỗi tháng hai lần. Ban biên tập gồm có : Phan Khôi ,Ngô tất Tố , Hoài Thanh . Hoài Chân , Nguyễn Tuân ,Lưu trọng Lư , Vũ trọng Phụng v..v..Tao Đàn có chủ trương phát triển văn học, thơ văn cho những ai muốn sáng tác
2.4.5 --THANH NGHI ( 1941- 1944 )
Là tờ báo Bách Khoa chuyên biên khảo, tham luận ,về Chánh Trị, Văn Chương, Lịch Sử , Khoa Học, Kinh Tế , Xã Hội do ông Vũ Đình Hòe chủ trương . Ban biên tập gồm Vũ đình Hòe , Phan Anh , Đinh gia Trinh , Đỗ đức Thu , Vũ Hoàng Chương , Huy Cận , Nguyễn Tuân , Vũ hoàng Chương ,Hoàng xuân Hãn v..v..
2.4.6 -TRI TÂN ( 1941-1945 ) .:
Là báo tuần san văn học do ông Nguyễn tường Phượng làm chủ nhiệm ,ông Hoàng thúc Trâm làm chủ bút . Ban biên tập gồm : Dương bá Trạc ,Thiếu Sơn, Chu Thiên , Đào duy Anh, Huy Tưỡng .Chủ trương tớ báo nầy là " ộn cố tri tân " tức ôn lại văn hoá củ để xây dựng nền văn hoá mới , chủ đề tờ báo rất rộng trên các lĩnh vực như văn học, triết học, lịch sử .
Ngoài ra còn rất nhiều tờ báo khác như:
A- MIỀN BẮC: Văn Học tạp Chí ( 1932 ), Tiểu thuyết thứ bãy (1934 ) Hà Nội Báo ( 1936 ) Con ong ( 1939 )
B- MIỀN TRUNG: Phụ nữ Tân Tiến (1932 ) Văn Học Tuần san ( 1933 ) Sông Hương (1936 ) Nhành Luá ( 1937 )
C-MIỀN NAM: Đồng Nai ( 1932 ) Tân Văn ( 1934 ) Tiếng Chuông ( 1937 )
I I I -BÌNH LUẬN ENTRY
Nhìn lại sư phát triển và tiến hoá của ngành Báo Chí tại nước ta quả đúng là nó trôi theo vận mệnh của nước non. Ra đời tứ hoàn cảnh lịch sử bị đô hộ cuả Pháp nhưng nó đã thức dậy ngấm ngầm trong tầng lớp nhân dân và giới trí thức Việt Nam muốn có một cuộc cải cách văn hoá nghệ thuật rộng lớn tiên tiến theo kiểu Âu Tây .Những quan niệm Cửa Khỗng Sân Trình cuả Khổng Tử, Mạnh Tử chỉ làm cho người dân tiếp tục làm nô lệ cho giới phong kiến một cách cam chịu số phận như định mệnh Thượng Đế an bày. Ngành Báo Chí đã có công rất nhiều trong sự giáo dục lại tầng lớp trí thức lạc hậu phong kiến cũ, Rất nhiều nhà trí thức Hán Học đã quay lại từ chối quá khứ của mình để bước vào một cuộc Cách Mạng mới, cuộc cách mạng văn hoá của cả một dân tộc đang khao khát vươn lên mọi lảnh vực để dành lấy độc lập tự chủ cho mình. Quyền tự do báo chí là ĐỆ TỨ QUYỀN, nó là nhịp cầu buộc dân phải nghe và giới lãnh đạo phải nghe dân. Tại các nước khác, văn học ra đời trước Báo Chí nhưng ở Việt Nam ta BÁO CHÍ lại ra đời trước văn học, nó kiến tạo cho văn học những cái nhìn mới, mở rộng, một nền văn học hiện đại cùng với những nền văn học khác của thế giới.
Ngày nay, chúng ta những lớp người đi sau, thừa hưởng những di sản Báo Chí để lại của lớp người đi trưóc cùng với những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại ta đã gần như đứng trên đỉnh cao của ngành thông tin mà Báo Chí là một nhân tố lờn góp phần xây dựng ngôi nhà kiến thức của chúng ngày một vững chắc. Ngoài gia tài mà Báo Chí để lại cho ta là Kiến Thức, nó còn là một thông điệp hướng chúng ta những tư duy về tương lai một cách đúng đắn để tìm một lối dấn thân hợp đạo lý nhân bản con người.
Ở một khía cạnh nào đó, theo tôi, Blog mà chúng ta đang tham dự không phải là một sân chơi phù phiếm, một nơi tán gẫu để bày biện cái " tôi " quãng cáo cho mình. Blog không phải là trang sách từ những con người ảo như mọi nguời lầm tuởng mà nó chính là một Tờ Báo theo đúng định nghĩa ban đầu là thông tin những gì mình suy nghĩ cho nguới khác và tiếp nhận những suy nghĩ của người khác để lại. Nếu suy nghĩ như vậy, ta cần phải hết sức thận trọng trong khi viết Entry, vì lớp độc giả chung quanh chúng ta có rất nhiều trình độ, hãy đừng để họ đánh giá chúng ta là những con người ảo nên sản sinh ra những tác phẩm ảo một cách vô tội vạ, bởi vì làm Blogger chính là làm dâu trăm họ.
HUY THANH
.