14/12/12

Tham Khảo: TÌM HIỂU Ý NGHĨA BẢY NGÀY TRONG TUẦN CỦA NĂM DƯƠNG LỊCH

THAM KHẢO
TÌM HIỂU Ý NGHĨA BẢY NGÀY TRONG TUẦN CỦA NĂM DƯƠNG LỊCH
HUY THANH

 Hiện nay cuộc sống chung quanh ta có nhiều điều tưởng chừng như quen thuộc mà chúng ta không để ý tới, nhưng nó vô cùng quan trọng đối với con người nhất là những khái niệm về thời gian. Sự phân chia của thời gian  từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lăn làm thành sáng chiều, tối . Sự tự quay vòng tròn của trái đất làm thành ngày và đêm Sự quay của trái đất trong quỹ đạo. của nó giữa vũ trụ bao la làm thành năm. Sự phân chia nầy rất cần thiết cho chúng ta lập các Kế Họach làm việc trong suốt cuộc đời không quá một trăm năm sống. Bài viết nầy là một bài tham khảo về ý nghĩa tại sao trong một tuần lại có bảy ngày mà tại sao không it hơn hay nhiều hơn. Đối với những tín đồ Thiên Chúa, Tin Lành, nói chung là Công Giáo, những người đã từng học và đọc Kinh Thánh thì vấn đề nầy không có gì là khó hiểu, nhưng đối với những người ngoại đạo hay theo những tôn giáo khác, hoặc không đọc Kinh Thánh thì bài viết nầy được xem như là một bài trích dẫn để cùng tham khảo bổ sung thêm kiến thức  chúng ta mà thôi.   
Hiện nay cả thế giới đều ghi nhận thời gian một tuần gồm có bảy ngày: Thứ hai (Mon, Lundi ), Thứ ba(Tue, Mardi ), Thứ tư (Wed , Mercredi ), Thứ năm (Thur, Jeudi ), Thứ sáu ( Fri, Vendredi  ),Thứ bảy (Sat, Samedi ), Chuá Nhật (Sun , Dimanche ). Tại sao trong một tuần là bảy ngày mà không nhiều hơn hay ít hơn? Để tìm hiểu vì đâu có cách sắp đặt nầy ta hãy xem Kinh Thánh phần Cựu Ứớc ( Kinh Thánh chia làm hai phần là Cựu Ứơc và Tân Ước ), phần đầu tiện của Cựu Ưóc gọi là trang Sáng Thế Ký viết về thời cổ, từ buổi sáng thế ( Thế ) đựơc ghi lại ( Ký ) đến đời Áp ra ham ).
Thời kỳ nầy ghi rõ từ lúc ban sơ vì sao trái đất được tạo thành,lần lượt trên trái đất xuất hiện những gì, ai đã tạo dựng trái đất? Giải thích lý do tại sao trong một tuần lễ chỉ có bảy ngày mà không nhiều hơn hay ít hơn? Kinh Thánh giãi thích đó là Đức Chúa Trời tạo lập thế gian và nghỉ ngơi trong vòng bảy ngày gồm các công việc sau đây:
 
1 ) NGÀY THỨ NHẤT ( V N GỌI LÀ THỨ HAI ): Bước đầu vũ trụ chỉ là đất vô hình trống không, trên mặt vực chỉ là một mầu đen tối. Đức Chúa Trời thấy rằng cần phải có sự sáng nên ban ra sự sáng và Ngài thấy đó là là điều tốt lành nên phân chia ra: Sáng và Tối. Đức Chúa Trời gọi sáng là Ngày và tối là Đêm.Ranh giới giữa Sáng và Tối gọi là buổi Chiều và buổi Mai. Vậy có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ nhất. 
2) NGÀY THỨ HAI ( V N GỌI LÀ NGÀY THỨ BA ): Đức Chúa Trời thấy rằng cần phải có một khõang không ở giữa các loại nước để phân rẽ nước cách với nước nên Ngài làm ra khõang không, khõang không đó được Ngài gọi là Trời.Vậy có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ hai.
3-NGÀY THỨ BA  ( V N GỌI LÀ NGÀY THỨ TƯ ): Đức Chúa Trời thấy rằng nước ở dưới trời thường tụ lại một nơi nên phải có một chỗ khô cạn được bày ra ,Ngài lam chỗ khô cạn bày ra đó được gọi là Đất, còn nơi nước tụ lại gọi là Biển. Đức Chúa Trời cũng thấy trên đất cần  phải sanh ra cây cỏ, cỏ kết hột giống để sinh ra kết quả là cây trái. Tuỳ theo loại mà có hột giống như mình trên đất nên Đức Chúa Trời làm ra và cho đó là điều tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ ba.
4- NGÀY THỨ TƯ ( V N GỌI LÀ NGÀY THỨ NĂM ): Đức Chuá Trời thấy cần có những vì sáng trên khỏang không trên trời để phân biệt ánh sáng giữa  Ngày và Đêm, và Ngài làm dấu để định thời tiết Ngày và Năm. Ngài bèn làm hai vì sáng  : một cái lớn để cai trị ban ngày (Mặt Trời), một cái nhỏ để cai trị ban đêm ( Mặt Trăng) ,đồng thời phân biệt giữa ngày và đêm và phân ra sự sáng và sự tối.Vậy, có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ tư.
5-NGÀY THỨ NĂM ( V N GỌI LÀ NGÀY THỨ SÁU ): Đức Chúa Trời thấy rằng trong nước phải có động vật sống, trên không cũng phải có động vật cư trú, nên Ngài đã làm đủ các lọai cá lớn ,nhỏ dưới nước cùng đủ thứ chim bay trên trời.Các động vật sống nhờ nước mà sản sinh ra nhiều lọai.Đức Chúa Trời phán " Hãy sinh sản cho nhiều các loài trên biển cũng như trên đất.". Vậy có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ năm.
6-NGÀY THỨ SÁU ( V N GỌI LÀ NGÀY THỨ BẢY ): Đức Chúa Trời thấy rằng trên mặt đất cần phải có thật nhiều các sinh vật sống tùy loại nên Ngài đã làm ra súc vật, côn trùng, thú rừng đủ các lọai. Sau đó Ngài thấy rằng cần có một sinh vật để cai quản các loài cá biển, chim trời,thú vật, côn trùng nên Ngài tạo ra con người như hình ảnh Ngài.Ngài ban đầu tạo ra một người Nam ( ông Adam ), rồi sau đó lấy các xương sườn của người Nam để tạo ra người nữ ( bà Eva ).Ngài phán rằng: " Hãy sinh sản thêm nhiều làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.". Nhưng để có lương thực cho tất cả các động vật, sinh vật ăn để sống, Ngài sanh ra mọi thứ cây cỏ kết hột khắp mặt đất, các lòai cây sinh trái có hột giống. Còn các lọai thú ngoài đồng, chim trên trời, các động vật khác thì ban cho mọi thứ cỏ xanh để làm thức ăn.Vậy có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ sáu.
7-NGÀY THỨ BẢY ( V N GỌI LÀ NGÀY CHÚA NHẬT ): Đức Chúa Trời làm xong hết công việc đó Ngài thấy đã đầy đủ nên nghĩ các công việc ,Ngài đật ngày đó là ngày Thánh ( ngày nghĩ.). Do vậy hiện nay người ta gọi ngày thứ bảy trong tuần là ngày Chúa Nhật ( tức là ngày của Chúa ) .Vậy có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ bảy. 
Vậy hiện nay chúng ta dùng lịch có Bảy ngày trong tuần là lấy từ Kinh Thánh mà ra. Đó là thời gian theo thứ tự mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên đất và trời, loài người, loài vật, cây cỏ, hoa trái, trời mây, trăng nước, sông ngòi, núi cao. Lúc ban đầu chưa có một lòai cỏ nào mọc ngoài ruộng, chưa có loài cây nào mọc ngoài đồng và cũng chẳng có loài người nào cày cấy, nhưng nhờ có hơi nuớc bay lên tưới khắp vùng trên mặt đất nên cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, sinh sản phát sinh hoa quả. Đức Chúa Trời sau đó tạo ra con người Nam bằng cách lấy bụi đất nắn lên thành hình người giống Ngài, rồi Ngài hà hơi sinh khí vào lỗ mũi thì con người sống, có sanh linh, làm thành người biết đi đứng, buồn vui, khóc cười v..v.. 
Chính vì vậy nên khi chúng ta qua đời có câu " Cát bụi lại trở về cát bụi " hay theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn  trong bài nhạc Cát Bụi đã hỏi: " Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi ..", và cố nhạc sĩ tài hoa của chúng ta hiện nay cũng đã lần bước trăm năm " một cõi đi về " để về với cát bụi.
HẾT 
(Tài liệu tham khảo KINH THÁNH bản dịch tiếng Việt )
HUY THANH