12/12/12

THAM LUẬN: BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA, MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ TỒN VONG

THAM LUẬN

BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA, MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ TỒN VONG

HUY THANH

Sự phát triển cuả xã hội loài người thường được phân hoá thành hai từng lớp người khác biệt nhau: là giai cấp thồng trị và giai cấp bị tri, Tầng lớp thống tri thường được gọi là Vua, Chúa, Quan Lại hay Lãnh Đạo, còn giai cấp bị trị được goi là dân đen. thứ dân hay dân chúng. Giai cấp thống trị thường có trình độ hiểu biết cao ,kiến thức sâu rộng, họ vạch ra những Kế Hoạch đường hướng phát triển cũa đất nước và chỉ huy việc thực hiện. Còn giai cấp bị trị là những kẻ thi hành theo đường hướng đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào giai cấp thống trị cũng đúng mà nhiều lúc còn sai gây tai hại cho giai cấp bị trị nên họ phải đứng lên lật đổ goi là Cách Mang. Lãnh đạo là một nghệ thuật quyền biến từ thực tế của hoàn cảnh để tìm những xu hướng phát triển tốt nhất cho phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà mình đang cai trị. Trong lịch sử cổ kim, giai cấp lãnh đạo thường nổi lên từ cái đúng, nhưng dần dần họ lại rơi vào cái sai, cái lỗi thời lũy thoái mà không thấy ,hay họ có thấy mà vì bi chói loà trong hào quang chiến thắng nên cố tình không cải cách khiến dân chúng bất mãn phải nổi lên chống đối, Sách binh pháp Tôn Tữ có câu: " Biết Người, biết ta trăm trận trăm thắng " tức là ta phải biết thời thế, biết ta là ai, biết người là ai, để tìm một sách lược cho phù hợp với ta và người hầu cả hai đều đạt được mục đich cuối cùng cho nguyện vọng của mình. Trong lich sử cổ kim, có nhiều người lãnh đạo giỏi, nhưng họ lại chỉ biết ta mà không biết người nên có những hậu quả thất bại nặng nề, thâm chí còn bị thân bại danh liệt đến khi cuối đời. Ta thử trở về thời Xuân Thu - Chiến Quốc ( 479- 220 ) của lịch sử Trung Hoa, một nhân vật tôi thấy tiêu biểu cho chủ đề của Entry nầy là Công tôn Ưởng thường gọi là Vệ Ưởng hay Thương Ưởng. Ông là một nhà cải cách chính trị lớn, nhìn xa, thấy rông, nhưng vì quá tự phụ, cao ngạo tài của mình mà không biết người biết ta nên thất bại thảm hại đến nỗi thân bại danh liệt.


1- VÀI NÉT VỀ THƯƠNG ƯỞNG:

Công tôn Ưởng còn có tên là Vệ Ưởng, (Thương Quân),hay Thương Ưởng là người nước Vệ, ông là người rất có tài về tổ chức chánh trị, binh pháp, nhất là về soạn thảo luật pháp, binh pháp làm quân sư cho các vì vua lãnh đạo đất nước thời đó.
Thời Xuân Thu đến thời Chiến Quốc tại Trung Hoa ( 772-480 trước Công Nguyên ) có 7 nước lớn là Ngụy, Triệu, Sở, Yên, Tề, Hán và Tần. Trước đó, những nước như Việt, Lỗ, Tống, Trịnh đã dần dần suy vong vì bị các nước khác thôn tính. Trong 7 nước đó nước Tề là mạnh nhất, họ thường thông hiếu hội họp hằng năm và tôn Tề Vương lên làm minh chủ. Nước Tần vì ở xa, lại gần các nước man di phía Bắc nên không đưọc mời, họ dường như xem Tần đồng hoá với các nước man di nên vua Tần là Tần Hiếu Công hết sức tức giận vì cho là họ chê nước Tần nghèo nên không muốn quan hệ. Thời đó phía Bắc Trung Hoa có nhiều bộ tộc mà các nước Trung Nguyên coi là man ri mọi rợ ( man dân ). Phía nam họ goi là Man, phiá Tây họ goị là Nhung , phía Đông họ gọi là Di, phía Bắc họ gọi là Dịch .Tần cũng là một nước mạnh , nhưng vì không được mời dự hội nghi ở Trung Nguyên nên Tần Hiếu Công rất tức giận cho là 6 nước kia khinh khi mình , chê nước mình suy yếu nên không mời tham dự . Vua Tần nghĩ phải làm cho nước mình mạnh hơn Tề thì các nước kia mới bái phục nên có ý muốn cải cách đất nước . Khồ nổi hiện không có nhân tài nên Vua Tần ra chiếu dụ kêu gọi nhân tài giúp nước chiếu rằng: " Bất chứ là ai ,tân khách, quan lại triều đình hay dân chúng ai có kế sách gì làm cho nước Tần mạnh, dân giầu,thì sẽ được trọng dụng phong làm đại thần, phong cho đại ấp". Thương Ưỏng đã từng đi các nước nhưng không được nước nào trọng dụng vì họ chưa biết thực tài ông. Khi thấy nước Tần treo bãng cầu hiền tài nên ông cho là lúc rồng đã gặp mây, gặp đất lành thì chim phải đậu nên vội vào ra mắt Tần Hiếu Công.
Muốn biết rỏ thực tài cuả Thương Ưỏng, vua Tần hỏi về cách trị nứớc "Quả nhân thấy đất nước chậm phát triển, vậy phải làn sao cho nước mau mạnh, dân mau giầu? " Thương Ưởng tâu: " Nếu dây đàn gảy không được êm ái thì phải thay dây khác. Nếu cách trị nước mà không thay đổi theo thời cuộc thì không thể phát triển đất nước được, Bệ hạ phải thấy rộng, trông dài thì mới mong đạt ý nguyện, Phải thay đổi những gì hiện nay được coi là lỗi thời lạc hậu thì mới mong sớm phát triển đất nước theo ý muốn". Vua Tần gật đầu cho là phải, nhà vua hỏi tiếp: "Muốn có binh lực hùng mạnh thì phải làm sao?" Thương Ưởng tâu: "Trước hết phải làm cho nước giầu thì mới có tiền nuôi quân,rèn đúc vũ khí. Quân có mạnh thì mới bảo vệ được đất nước, Quân lính phải tập luyện binh pháp thường xuyên mới quen chiến trận mà thắng được giặc. Muốn cho nước giầu thì phải khai khẩn đất hoang mở thêm ruộng vườn, fhu hoạch được nhiều ương thực, thóc luá. Việc thửơng phạt phải vô tư, từ triều đình cho đến nhân dân, có trọng thưởng thì người ta mới hăng hái, có phạt nặng thì người ta mới sợ. Từ Vua quan đến dân chúng không được thất tín với nhau Khi đã thi hành luật pháp thì phải cương quyết không thiên vị một ai để làm gương cho thiên hạ"

Vua Tần cho là phải, nhà vua biết mình đã gặp nhân tài sẽ gúp mình trị nước nên phong cho Thương Ưỏng làm Tướng Quốc ( giống như Thủ Tướng ngày nay ),, giao toàn quyền cho Thương Ưởng tổ chức cải cách đất nước theo ý muốn và ra lệnh cho triều đình từ quan tới dân nhất nhất phải tuân lệnh Tướng Quốc.
Được trao mọi quyền hành Thương Ưởng bắt đầu soạn cuốn Tân Pháp ( như cuốn Hiến Pháp bây giờ), Sách ghi tổng hợp về tình hình cải cách đất nước trong những lĩnh vực quân sự, kinh tế, hành chánh, xã hội. Sách gồm có 7 điều chính như sau :

1-Cấm gian: Là điều lệnh về tổ chức hành chánh Dân cư được chia thành liên Thập ( liên gia 10 nhà ) hay liên Ngũ ( liên gia 5 nhà ). Các nhà có nhiệm vụ kiểm soát lẩn nhau vè thi hành luật pháp, tình hình an ninh, trật tự , giúp đở lẫn nhau và có trách nhiệm liên đới trước triều đình. Nếu che giấu quân gian hay, tội phạm triều đình thí bị tộ chết xử chém ngang lưng, gia đình phải đi làm nô dịch cho các quan lại .Khách ở trọ thì phải có chiếu thân ( như giấy chúng minh nhân dân ), nếu không chủ trọ bi xử tội nặng.

2-Kiến luyện: Là các thị trấn nhỏ, ấp, làng, khóm,tập trung lại thành Huyện dưới sự cai quản của quan triều đình là Huyện Lệnh ( Chánh ), Huyện Thừa, ( Phó ). Nước Tần lúc đó được chia làm 31 huyện.

3-Tịch thổ: Là phải khai khẩn đất hoang để mở thêm ruộng đất trừ những đất làm lối đi chung. Các ruộng giáp ranh phải có cột mốc phân chia rỏ ràng để khỏi tranh chấp luá khi thu hoạch . Tất cả ruộng đất đều phải nộp thuế cho triều đình.

4* Bản Phú: Con trai phải làm ruộng, con gái phải dệt cửi. Nhà nào làm ra nhiều thóc.dệt được nhiều vải thì được gọi là nhà lương dân, cả nhà được miển tạp dịch. Tro được dùng để bón phân ruộng luá, ai bỏ tro ra đường là lười biếng không lo chăm sóc ruộng luá phải bị tội. Thương gia, làm thợ đầu bị đánh thuế nặng, nói chung là khuyến khích lao động ruộng vườn.

5-Định đô: Vì kinh đô nước Tần đang ở đất Ung của các bộ tộc Man Di nên phải dời đô về Hàm Dương là đất thiêng Trung Thổ theo phong thủy mới làm nước mạnh dân giầu được

6-Định Phú: Việc thu thuế ruộng được thu trên căn cứ diện tích mẫu. Dụng cụ đo lường được thống nhất lại là Đấu, Thùng, Cân, Lượng, Trượng, Thước.

7- Khuyến Chiến: Trong hàng ngũ binh lính, sĩ tốt phải tuỳ theo công trạng mà thưởng phạt phân minh. Ai chém được đầu giặc thì được thăng ,một cấp. Ra trân mà hèn nhát, lùì bước là bị chém tại chổ . Người đầu hàng giặc bị xử chém, gia dình phải sung làm nô lệ cho các quan. Người có công với đất nước thì được sống xa hoa. phú quý. Trái lại kẻ không có công dù giầu có cách mấy cũng không được sống sang trọng theo ý mà phải mặc quần vải áo bô bình thường như thường dân

Vì nướcTần thời đó các quan lại thường không giữ chữ tín với dân chúng nên khi Tân Pháp được ban hành dân chúng chúng củng không mấy tin tưởng nên Thương Ưõng nghĩ ra nột cách để thu phục lòng dân. Ông cho mang một miếng gổ dài ba trượng để ở cửa Nam, cho lệnh truyền rao ai mang qua cửa Bắc thì được thưởng vàng ròng. Mọi người đều lắc đầu không tin vì miếng ván gỗ nhỏ như thế mang qua cửa Bắc cũng không xa mà được thưởng vàng ròng là điều vô lý. Tuy nhiên cũng có người vì quá nghèo khổ nên đánh liều mang qua thử, Thương Ưởng cho người gọi vào thưỡng cho vàng ròng và khen người đó biết tuân lệnh triều đình. Từ đó cả nước có tiếng đồn quan Tể Tướng rất giữ chữ Tín, ra lệnh gì thì quyết thi hành cho bằng được. Khi Tân Pháp ra đời nhiều người khen, cũng lắm kẻ chê, những người khen lẫn chê đều bị ông đày ra biên ải vì khen là nịnh còn chê là ngang ngạnh, Ngay khi Thế Tử Tư là em Vua, nguời sẽ nối ngôi vua Tần Hiếu Công khi tỏ ý không tin Tân Pháp nên ông tâu với vua: " Pháp luật không thể kiêng nể người trên, như thế là vị thân thì làm sao dân chúng dám tin nó sẽ được thi hành cuơng quyết được. Thế Tử là người sẽ lên làm Vua, nhưng nếu tha tội mà không hình phạt là trái phép. Nay xin bắt tội Quan Thái Sư Công tôn Giã và Quan Thái Phó công tử Kiền là hai nguời thầy dạy Thế tử coi như giáo dục bất nghiêm " Tần Hiếu Công chuẩn tấu, thế là quan Thái Sư bị thích chữ vào mặt và quan Thái Phó bị xẻo mũi vì tội dạy học trò bất nghiêm nên phải gánh đại họa. Hai quan đại phu là Kim Long và Đỗ Trị bàn luận ra vào Tân Pháp đều bị cách chức đuổi về dân dã. Từ đó không ai dám có ý kiến gì vé Tân Pháp mà chỉ răm rắp thi hành.

2-KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TÂN PHÁP:

Sau 10 năm thực hiện nghiêm khắc lý thuyết Tân Pháp của Thương Ưởng. nước Tần đã phát triển một cách rỏ rệt : dân chúng không nhũng có cơm gạo ăn mà còn dư giả để dành, thóc luá đầy bồ, cây trái xum xuê. Của rơi ngoài đường không ai nhặt, tối ngũ không đóng cửa cũng không có trộm cướp, dân chúng sống thanh bình lạc nghiệp âu ca. Chánh sách cải cách của Thương Ưỏng đã đưa nước Tần trở thành hùng mạnh còn hơn nước Tề. Các nước khác vội sai sứ đến giao hiếu, chúc mùng, kiêng nể Tần hiếu Công, nhất là Thương Ưởn. Vua Tần giữ y lời hứa phong cho Thương Ưởng 15 Ấp ở đất Ô và đất Thương.

3- BIẾT TA MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỜI:

Khi Thương Ưởng chưa vào đất Tần, ông đã từng ở bước Nguỵ, theo phò Tướng Quốc Nguy là Công Thúc Nha .Công thúc Nha biết Thương Ưởng là người có tài định tâu lên nhà vua Nguỵ trọng dung nhưng chưa kịp thì Nha bị bệnh nặng sắp chết .Vua nước Nguỵ là Nguỵ Huệ Vương đến thăm và hỏi Công thúc Nha: " Khi khanh qua đời, ai có thể thay làm Tướng Quốc? " Nha đáp: " Thần tiến cử Thương Ưỏng ". Thấy nhà vua có vẻ không bằng lòng nên trước khi nhà vua ra về Nha cố gắng nói lời cuối cùng " Nếu bệ hạ không dùng Thương Ưởng thì nên giết đi, người đó là môt mối hoạ lớn cho các nước sau nầy " Khi vua về rồi, Công Thúc Nha hối hận, luyến tiếc tài Thương Ưỏng nên gọi Ưởng vào nói rõ những lời mình vừa tâu với Nguỵ Vương và khuyên Ưởng nên trốn sang nước khác. Nhưng Ưởng nói " Nhà vua không nghe lời ngài mà dùng tôi thí có lý đâu nghe lời ngài mà giết tôi " .Đúng là ông có cái nhìn hơn người.
Thương Ưởng lập công to ở nướcTần đuợc trọng dụng ai cũng nể sợ ,nên rơi vào cái bẫy thường tình của con người là kiêu căng khi đứng ở tột đỉnh vinh quang. Bả phú quý công danh thường làm cho những người khôn hoá thành đần độn, điên dại khi cho ta là cái rốn của vũ trụ mọi người phải chú ý. Thương Ưỏng một hôm hỏi Triệu Lương, một sứ giả nước Triệu đang ghé thăm nước Tần để xem họ đánh giá mình ra sao: " Ông thấy tôi trị nước Tần so với Cổ Đâi Phu Bách Lý Hề ai hơn ai? " Triệu Lương đáp " Bách lý Hề khi làm tướng Quốc đã giúp Tần Mục Công đánh nước Trịnh, cứu nước Sở, thi hành chữ ĐỨC khắp nơi, các chư hầu kể cả các Rợ đều tâm phục, khẩu phục. Tướng Quốc Bách Lý Hề khi ra đường mệt chẳng ngồi xe ,nắng chẳng cần nguời che lọng, cũng chẳng cần người mang guơm giáo theo bảo vệ. Đi đâu cũng không cần khiêng cáng, không cần người cơm nuớc quạt hầu ,không cần kẻ hầu người hạ vào ban đêm. Khi Tướng quốc Bách Lý Hề chết nhân dân mấy nước đều tự động để quốc tang, cả trăm họ đều than khóc thương tiếc như vừa mất cha mẹ.. Còn ngài làm Tướng Quốc, pháp lệnh như răn đe, nghiêm khắc, lại giết rất nhiều người, không có chử ĐỨC mà chỉ có chũ PHÁP .Dân chúng không thấy Ơn mà chỉ thấy Oán, chỉ thấy chử LỢI mà không thấy chử NGHĨA .Dân chúng sợ mà nghe theo thì sao bằng mến mà vâng theo . Thế Tử rất oán giận ngài đã thích chử vào mặt . xẻo mủi hai người thầy dạy học tôn kính của ông ấy Liệu khi Thế Tử lên ngôi ngài có còn được bình yên chăng ? .Ngài đã tự gây oán nuôi họa rồi đấy . Người trên nêu gương tốt hiệu lực lời mạnh hơn MẠNG ,người dưới nêu gương tốt lời nói manh hơn LỆNH .Trong Kinh Thi có nói : " được lòng người thì thì hưng thịnh, mất lòng người thì bại vong " .Còn ngài đi đâu cũng xa giá tùy tùng , tiền hô hậu ủng , xe hàng chục cổ , quân lính hộ tống gươm giáo tuốt trần như đi đánh giặc . Kinh Thi cũng đã nói : " Trông vào ĐỨC thì THỊNH , trông vào SỨC thì SUY ", tôi e rằng cái chức Tường Quốc ngài chỉ giữ hết triều đại Tần Mục Công nầy thôi. Chi bằng ngài hãy từ quan, tiến cử người khác thay thế , trả lại ruộng đất lại cho nhà vua, về quê quy ẩn may ra còn được chút hạnh phúc cuối đời "
Đúng la một lời nhận định, khuyên bảo chân tình, hợp lý. Thương Ưởng nghe xong im lặng, có ý không bằng lòng.

4- HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG:

Rồi Tấn Hiếu Công mất, chỗ dựa vững chắc của Thương Ưỏng sụp đổ .Thế tử Tư lên ngôi vua Tần tức Huệ văn Công. Những kẻ thù của Thương Ưỏng ngày trước trong thực hiện Tân Pháp lại nắm quyền thế . Hai đại phu Cam Long, Đỗ Trí ( hai người bị cách chức ),Công Tử Kiên ( người bị xẻo mũi ) thái sư Công Tôn Giả ( người bị thích chử vào mặt ) bắt đầu tấn công Thương Ửọng để trà thù. Họ tâu vối Huệ văn Công: " Từ xưa đại thần mà quyền thế quá thì nước nguy, vua mà để hai bên tả hữu thế lực quá thì thân nguy, Thương Ưỏng vì lập pháp cai trị Tần dẩu có kết quả tốt nhưng dân đen điều chỉ biết có Thương Ưởng mà không biết đến nhà vua. Lại phong cho 15 Áp Thương Ô quyền cao chức trọng sau nầy chắc làm phản.
Huệ văn Công trước đây đã ghét Ưởng vì đã kết tội mình, trừng phạt hai thầy mình thích chữ và xẻo mũi, nhưng vì Ưởng có công với tiên đế nên chỉ thu ấn tướng ( con dấu ) Tướng Quốc và cho về ở ấp Thương Ô .Một hình thức như cách chức đuổi về quê. Thương Ưỏng từ lúc quyền cao chức trọng, sinh ra cao ngạo không nghĩ đến trường hợp đột nhiên " ngã ngựa " nầy. Lúc còn nghèo ở nưóc Nguỵ ông là người khôn ngoan, biết lý luận nếu người ta không nghe kẻ đề bạt ông thì người ta sẽ không nghe kẻ ấy mà giết ông. Nay vinh hoa phú quý làm ông ngu đần, không hiểu rằng hể vay nợ giang hồ thì phải trả, nhất là vay của nhà vua và những người thân cận. Bây giờ hoàn cảnh đã khác, người ta không dùng ông nhưng không có nghĩa la người ta không giết ông.
Khi rời kinh đô, Thương Ưởng vì không biết người nên phạm một sai lầm khác, ông vẩn mặc áo quan, đội mảo vẫn che lọng dù, xe cộ tiền hô hậu ủng hàng chục cổ ,quân lính hộ tống gươm giáo sáng loà như thời còn tại chức. Công tử Kiên và Công Tôn Giả bèn ra chiêu cuối cùng , họ tâu với Huệ văn Công: " Thương Ưỏng không biết tội lỗi, vẩn ra đi tiền hô hậu ủng như bậc Đế Vương, nếu để hắn đi về Áp Thượng Ô chắc sau nầy sẽ làm phản ". Huệ văn Công tức giận ra lệnh cho hàng ngàn võ sĩ đuổi theo bắt Thương Ưởng lại. Đi chừng một quãng thì quân triều đình đuổi theo kịp, Thương Ưỏng biết bây giờ hối hận thì đã muộn, vội cởi bỏ áo mão trà trộn vào đám đông trốn nạn. Đêm đến, quá đói khát, không co chổ ngũ Ưởng tìm đến một nhà trọ thuê phòng. Nhưng theo điều Cấm Gian ( luật của Ưởng trong Tân Pháp ) thi trọ phòng phải có giấy Chiếu Thân ( như Chứng Minh Nhân Dân ) nên không ai dám cho thuê. Vì Ưởng nổi danh ai cũng biết mặt nên xin vào ngủ nhờ một gia đình họ biết người xin tá túc là Thương Ưởng trọng phạm của triều đình nên căn cứ vào điều Cấm Gian ( luật của Ưởng trong Tân Pháp ) nếu che chở kẻ gian hay tội phạm thì sẽ bị chém ngang lưng, gia đình sẽ sung làm nô dịch nên họ giả vờ cho ngũ nhờ rồi ngầm đi báo quan để hưởng công theo điều Khuyến Chiến của luật Tân Pháp Thương Uởng. Thật đúng là gậy ông đập lưng ông. Kết quả là Thương Ưởng bị bắt và bị xử tử bằng ngũ mã phanh thây, tức hai tay chân đều bị cột vào năm con ngựa, đánh cho ngựa chạy xé xác ra làm năm mảnh.

5-BÌNH LUẬN ENTRY:

Người ta nói "có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chử tai một vần " thât đúng trong trường hợp nầy, Phải nhìn nhận Thương Ưởng là nguời có tài, nhìn xa, thấy rông, lúc còn hàn vi ông cực kỳ khôn ngoan, phán đoán mội việc như thần, ấy có phải vì "trong cái khó nó ló cái khôn " như nhiều người nói .. Nhưng khi lên làm Tướng Quốc nước Tần, quyền cao chức trọng, phú quý vinh hoa cái khó đã không còn thì cái khôn cũng biến mất, mà trái lại cái khôn đã hoá thành cái dại đến nỗi thân bại danh liệt, TAI HỌA CUỘC ĐỜI. Con người ta hầu như không thoát khỏi một quy luật sống là khi gian khổ, nghèo khó thì họ sống trong chữ CẦU và chữ THIỆN, nhưng đến khi giàu có họ lại quên quá khứ, quên những ai đã giúp họ mà sống trong chử PHỤ và chữ ÁC. Thương Ưởng cũng vậy, khi là Tướng Quốc, ông đã quên hết chữ THIỆN mà sống trong chữ ÁC. Bả công danh đã làm cho ông chỉ biết "Ta " mà không biết " Người". Biết "Ta" trong sự cậy tài, kiêu ngạo mà không lường trước sự cây tài kiêu ngạo nầy sẽ hậu quả tới đâu một khi hoàn cảnh thời thế sẽ đổi khác . Người ta sống không phải chỉ một mình mà chung quanh còn có nhiều kẻ khác gọi là "Người". "Người" là một đám đông, một sức mạnh của tổ hợp hơn sự đơn hợp của cái" Ta". Mỗi người một ý, quân tử có, tiểu nhân thì sức mạnh của nó tàn phá cái " Ta " gấp vạn bội phần.Vì vậy làm người thức giả phải đề phòng chử "Người " trưóc chữ "Ta". Vì chữ " Người" có sức mạnh xô ngã chữ "Ta" dễ dàng nếu không mang chữ  "Ta" đặt dưới,hay lệ thuộc vào chữ "Người". Vì quen dùng phép cứng ngắc của Tân Pháp nên Thương Ưởng đả không linh hoạt sử sự theo hoàn cảnh đã thay đổi khi Huẽ văn Công lên ngôi dù biết rằng ông vua nầy không ưa gì mình. Chung quanh lại có nhiều kẻ cựu thù lăm le cơ hội hạ thủ khi họ đang có quyền bính trong tay,nhất là ông Vua, Tất cả là những cạm bẫy mà sau khi Tần Hiếu Công mất ông bước đi cần phải đề phòng. Nhưng ông vẫn thản nhiên lý luận rất sơ hở vì tin rằng mình là người có công làm nước giầu dân mạnh thì ai cũng phải kiêng nể lâu dài là một điều sai lầm. Con ngưa, con trâu, con chó săn khi không còn đủ súc để được cưỡi, không còn sức để cày bừa, không còn con mồi nữa thì người ta sẽ hạ thit làm mồi ăn nhậu mặc dù trước đó ngưa đã có nhiều chiến công, trâu đã cày bừa nhiều thửa ruộng, chó đã săn được nhiều mồi cho chủ. Đây là cái thời thế luôn biến động, một định luật tồn vong bất di bất dịch mà ta phải ngẫm suy để tìm thái độ thích hợp, hầu được tồn tại trong cuộc sống. Sự phô trương quyền chức Tướng Quốc của Thương Ưởng cũng đã góp phần vào việc làm ông có một kết cục bi thảm. Ông quên rằng "gà ghét nhau vì tiếng gá " hay "trâu cột ghét trâu ăn", khi còn tại chức đã vội võng lọng nghênh ngang, đi lại tiền hô hậu ủng như một đế vương. Khi bi cách chức, ông đã không biết thân phận mình đã bị thất sủng hay tệ hơn là kẻ thù có quyền thế đang chờ có lý do để lọai trừ ông mà ông vẫn rời kinh thành với võng lọng áo mão cân đai nghênh ngang như thuở còn danh vọng, địa vị thật là không biết "Người ".
"Biết người, biết ta " là bốn chữ vàng cho ai muốn thành công, gầy dựng sự nghiệp trong xã hội. Nếu bạn là một doanh nhân, một lãnh đạo Công Ty, Xí Nghiệp thì bốn chử nầy phải ưu tiên trong tư duy của bạn khi quyết định những vấn đề sản xuất.kinh doanh, định hướng thi trường hàng hoá của bạn. Bởi vì mọi quyết đinh của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều người, đến tài sản, vật chất của nhiều người khác nên bạn không thể để mình sai lầm một cách đáng tiếc như Thương Ưỏng đã mắc phải .Bạn là một Lãnh Đạo , nếu bạn không biết "Người" biết "Ta" mà để sai lầm trong chỉ đạo thì sẽ hệ lụy tới rất nhiều người, lúc đó bạn sẽ Lãnh Đạn chứ không còn là Lãnh Đạo nữa.


Trước năm 1975, tôi học tại trường Đại Học Luật Khoa Sàigòn,  trong giờ Cổ Luật, GS Vũ văn Mẫu có dạy qua về luật Tân Pháp của Thương Ưởng ( cùng với bộ Luật Hồng Đức, Luật Gia Long, Luật La Mã ) nhưng không hiểu sâu về người làm Luật nầy.

HUY THANH