11/12/12

THAM LUẬN: BÀN VỀ MỘT SỐ KẾ SÁCH CHIẾN TRANH THỜI PHONG KIẾN TRUNG HOA.

THAM LUẬN :
BÀN VỀ MỘT SỐ KẾ SÁCH MƯU LƯỢC TRONG CHIẾN TRANH THỜI PHONG KIẾN TRUNG HOA.  
HUY THANH

Trong chiến tranh ngày xưa ,khi mà vũ khí còn thô sơ như gươm, giáo. cung ,tên, thương , kiếm v..v..nói chung là vũ khí làm bằng kim loại, thì kế sách ,chiến lược rất quan trọng,nó quyết định yếu tố thành bại trong những trận chiến với đối phương. Không như những trận chiến ngày nay dùng máy bay, tầu ngầm, hỏa tiễn, chiến xa, bom laser ,máy bay không người lái tấn công từ xa để tiêu diệt kẻ địch  theo định luật "mạnh được yếu thua", thì với kế sách, chiến lược đánh giặc ngày xưa cũng có những định luật " nhu thắng cương" "nhược thắng cường" nhất là cận chiến ..Do đó ngày xưa, kế sách đóng vai trò quan trọng trong chuyện thành bại của chiến tranh cận chiến với những vũ khí thô sơ. Về kế sách, mưu lược chiến tranh trong sách sử Trung Hoa thì trong quyển Binh Pháp Tôn Tử có ghi rỏ nhiều kế sách, mưu trí của người lảnh đạo cầm quân trước khi xung trận  phải làm cách nào để chiến thắng quân thù. Kế sách, thì có nhiều nhưng theo các sử gia Trung Hoa thì gồm có ba mươi sáu kế sách chủ yếu (tam thập lục kế).

 
Tôi thiết nghĩ ngày nay nếu có chiến tranh, thì những mưu kế nầy cũng còn có giá trị vận dụng khi lực lựơng hai bên, khí tài đã cân bằng, cân sức, việc còn lại là dùng kế sách, chiến thuật nào để thắng kẻ địch (kể cả dùng mưu kế gián điêp, tình báo, sử dụng máy bay không người lái v..v..).
Trong lĩnh vực kinh tế, những kế sách nầy có thể biến cải, áp dụng (vì " thương trường là chiến trường ",)chẳng nhửng trong nước mà còn với nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực cạnh tranh, khám phá, bí mật công nghệ, sản xuất ( có thể bị gián điệp kinh tế đánh cắp )..Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, người lãnh đạo cần nghiên cứu để sử dụng người tài đức thế nào cho hợp lý,giữ họ làm việc tận tâm trung thành với mình .Ngoài ra ,người lãnh đạo cần nắm bắt những tình huống đấu tranh thực sự hay bè phái, cục bộ , móc ngoặc , tham ô , hối lộ trong công ty để tìm những biện pháp xử lý công bằng, không oan sai cho nhân viên để họ tâm phục khẩu phục.Trên lĩnh vực thương mại, mua bán, trong tình hình cạnh tranh khốc liệt  hiện nay ,người lảnh đạo như người cầm quân phải dùng  những kế sách nào để hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị trường, lọai hàng hoá đôi phương ra khỏi địa bàn của họ để chiếm lĩnh lâu dài ( dĩ nhiên là cạnh tranh phải lành mạnh ) Phải biết giữ các bí mật công nghệ , khoa học sản xuất của CôngTy mình không để đối phương ăn cắp.     
Dưới đây tôi xin giới thiệu với quý vị mười hai kế sách trong lĩnh vực : dùng người,chiến tranh quân sự, chiến tranh tâm lý trong lịch sử Trung Hoa, nhất là trong cuộc chiến của giành bá chủ của những thế lực phong kiến ngày xưa để chúng ta cùng suy gẫm.
A- KẾ SÁCH:

1-KẾ SÁCH: VÔ TRUNG SINH HỮU ( KHÔNG THÀNH CÓ ):
Kế sách nầy như là môt chiêu thức thực ảo lẫn lộn, trong hư có thực, trong thực có hư, khiến kẻ địch không biết đâu là giả,đâu là thật để đối phó .Khi địch đã lẫn đánh vào cái  "hư", hoặc không đề phòng ,ta đánh vào cái" thực" sẽ thắng.Dùng mưu kế nầy cũng cần đề phòng kẻ địch dùng kế sách " tương kế tựu kế ", dùng  "gậy ông đập lưng ông " nên phải hết sức cẩn trọng. Thí dụ: Đời Tống cao Tông, Nhạc Phi là danh tướng đánh đâu thắng đó nên gian thần Tần Cối ganh tức tìm cách hảm hai .Biết vua Cao Tông đang lo ngại Nhạc Phi ỷ lại có công, tài giỏi sẽ lấn áp vua, quay qua ủng hộ Nhị Đế thay ngôi của mình nên Tần Cối biến " không" thành" có ", cấu kết gian thần hảm hại Nhạc Phi  tâu vua rằng: "Nhạc Phi khi ởThư Châu thì không chịu giao Hoài Tây,lại dẩn quân sĩ tập trân ngày đêm, bỏ vùng Sơn Dương cho địch, có ý bán nước, làm phản". Cao Tông nghe thế không biết "thực hư" ra sao , sẳn lòng lo sợ tướng tài làm phản nên rơi vào cái bẫy " hư " của Tần Cối bãi binh quyền của Nhạc Phi khiến ông phải ôm hận chết trong ngục.
2-KẾ SÁCH: CÁCH NGOẠN QUAN HỎA: ( NGỒI BÊN BỜ SÔNG XEM LỬA )
Kế sách nầy áp dung khi nội bộ quân địch đang có sự chia rẻ, tranh giành quyền lực, ta phải ngồi chờ khi địch bắt đầu xâu xé nhau , lúc đó cũng khoan tấn công vội , vì địch có thể tạm gác mâu thuẩn để hơp sức đánh ta . Sau khi thế lực địch mỏi mòn , ta mới phát động tấn công địch ắt sẽ thua . Thí dụ :Thời Tam Quốc, Tào Tháo đánh thắng Viên Thiệu , khiền Viên Thiêu chết .Ba con của Viên Thiệu là Viên Đàm. Viên Hy, Viên Hạ tiếp tục đánh nhưng thua to phải chạy về Ký Châu: Viên Đàm, Viên Thượng vào thành cố thủ, còn Viên Hy hạ trại bên ngoài làm quân tiền trạm. Tào Tháo tấn công hoài mà không lấy được thành , quân sư là Quách Gia nói ;" Viên Thiệu trước khi chết đã phế con trưởng lập con thứ , trong anh em ắt có bất hoà, vậy tướng công nên quay binh đánh hướng khác dể cho họ lạc hướng, chờ cho anh em họ xâu xé nhau ta quay quân trở lại tấn công bất ngờ ắt sẽ thắng.". Sau khi quân Tào Tháo rút, Viên Đàm nói với tả hữu: " Ta là con trưởng mà cha không giao quyền lực, còn Viên Thượng là em con mẹ kế lại được cha trọng dụng, ta không cam tâm "nên mang quân đánh Viên Thượng, bị Viên Thượng đuổi chạy nên cầu cứu Tào Tháo.Tào Tháo nhân cơ hội tấn công khiến Viên Thương, Viên Hy phải chạy trồn. Tào Tháo quay trở lại giết Viên Đàm. Viên Thượng, Viên Hy  mang quân chạy sang Liêu Đông cầu cứu Công tôn Khang, Tào Tháo nghe lời của quân sư là Quách Gia không tấn công Liêu Đông mà án binh bất động. Thư trăn trối của Quách Gia ghi " Nay Viên Hy, Viên Thượng chaỵ sang Liêu Đông  tướng công khoan đánh họ vì khi Viên Thiệu còn sống, Công Tôn Khang từ lâu rất sợ họ Viên chiếm nước của mình. Nay Viên Hy, Viên Thượng chạy sang cầu cứu Công Tôn Khang thì chắc chắn có mối nghi ngờ. Bây giờ nếu ta tấn công Liêu Đông, họ sẽ hợp sức chống trả, chi bằng ta hãy chờ thời cơ". Khi Viên Hy, Viên Thượng sang Liêu Đông, Công Tôn Khang vốn từ lâu rất sợ Viên Thiệu thâu tóm nước mình nên cho người đi dò xem Tào Tháo có đánh mình không, nếu đánh thì sẽ hợp sức với hai anh em họ Viên đánh Tào Tháo. Khi biết tin Tào Tháo án binh không đánh, Công tôn Khang bèn lưà cách chém đầu hai anh em  Viên Hy, Viên Thượng nộp cho Tào Tháo
3-KẾ SÁCH: KHỔ NHỤC KẾ( KẾ KHỔ KHỤC )
Đây là kế sách tao niềm tin cho đối phương bằng cách hủy hoại những những gì quý giá nhất của mình như bản thân, vợ con, cha mẹ, tài sản.Khi đối phương đã thực sự tin dùng thì lừa lúc đối phương chủ quan  mất cảnh gíác ra tay hạ thủ.Thí dụ đời Đông Chu Liệt Quốc, Hạp Lư cướp ngôi vua nước Ngô là cha của Khánh Kỵ  Khánh Kỵ phải chạy ra nườc ngoài trốn, sau đó chiêu bình mãi mã kéo về báo thù cho cha. Hạp Lư rất lo sợ vì Khánh Kỵ la tay vỏ dõng.Tể tướng của Hạp Lư là Ngũ tử Tư hiến kế khổ nhiục, ông tiến cử tráng sĩ Yêu Ly thực hiên kế sách.Ông giả vờ đề nghị Hạp Lư phong chức cho Yếu Ly đi đánh nước Sở nhưng vua Hạp Lư gỉa vờ chê " Yếu Ly vóc dáng như đứa trẻ con mà đánh Sở sao được " Yếu Ly cũng giả vờ tức giận chỉ mặt Hạp Lư chửi : "Tên hôn quân cướp ngôi kia,sao coi thường ta đến thế  ? " Hạp Lư nổi nóng bèn ra lệnh quân sỉ chặt đứt một cánh tay của Yếu Ly, sau đó giam vào ngục. Hạp Lư còn ra lênh bắt vợ con Yếu Ly về . Ngữ tửTư giã vờ cho Yếu Ly chạy thoát khỏi ngục rồi sau đó làm bộ đuổi theo cho đến khi Yếu Ly chạy sang phần đất của Khánh Kỵ Hạp Lư cũng giả vờ tức giận ra lệnh chém cả vợ con Yếu Ly vức xác ngoài chợ. Yếu Ly đến xin gia nhập quân Khánh Ky, ban đầu Khánh Kỵ cũng nghi ngờ , cho quân sĩ dò la biết Yếu  Ly chửi vua bị chặt tay,trốn ngục nên vợ con bị chém đầu quăng xác ngoài chợ nên thù hận vua Hạp Lư không kể xiết .Lần lần, Yếu Ly khôn khéo làm Khánh Ky tin dùng cho làm quan hộ vệ.Khi Khánh Kỵ mang chiến thuyền, quân sĩ trở về Ngô phục quốc tiêu diệt Hạp Lư thì Yếu Ly nói với Khánh Kỵ : " Tướng công hãy ngồi ở mủi thuyền để đông viên tinh thần quân sĩ "Khánh Kỵ nghe lời ngồi trước mũi thuyền, phía sau chỉ có Yếu Ly cầm xà mâu hộ vệ.Bỗng một cơn gió cuồng phong thổi mạnh , Yếu Ly nưong theo gió quay  mủi xà mâu đâm thẳng vào ngực Khánh Kỵ thấu ra sau lưng. Khánh Ky dù bị thương nặng nhưng vi là một dõng si nên thét lên một tiếng đau đớn, tức giận nắm lấy Yếu Ly dộng ngược đầu, dìm đầu Yếu Ly xưống nước ba lần, rồi quăng Yếu Ly trên thuyền cười ha hả nói : ' Thiên hạ còn có một dũng sĩ thế nầy ư ? dám hy sinh thân xác, vợ con để dùng khổ nhục kế hại ta ". Các tuỳ tướng của Khánh Kỵ xông vào định giết Yếu Ly nhưng Khánh Ky không cho, nói với các tùy tướng: " Đây là một dũng sĩ của thiên hạ, chẳng lẽ trong một ngày lại giết chết cả hai dũng sĩ hay sao "  Khánh Kỵ ngã xuống , trước khi chết còn trăn trối với các tuỳ tướng : "Không được giết hắn, hãy cho  hăn về Ngô để tỏ lòng trung thành của hắn với Hạp Lư " Yếu Ly rất tâm phục Khánh Kỵ, y thấy không còn mặt mũi nào sống nữa nên nhảy xuống sông tự vẩn .Nhưng quân Khánh Kỵ vớt lên và nói " Lệnh của tướng quân trước khi chết là tha cho ngươi về Ngô, ngươi hãy đi về đó mà lãnh thưởng ". Nhưng Yếu Ly lại nói: " Cả tính mạng ta, vợ con ta mà ta chẵng cần thiết huông chi tiền bạc,  chức tước " Nói rồi y cườp lấy thanh gươm người đứng cạnh tự chặt đứt tay chân, đâm gươm vào cổ họng mà chết.
                                                           
4-KÊ SÁCH: TRỐNG KHÔNG THÀNH KẾ ( MỞ TRỐNG CỔNG THÀNH )
Kế sách nầy sử dụng khi địch mạnh ta yếu, khi tướng địch cũng cẩn thận hay có tính đa nghi Kế sách nầy rất phiêu lưu vô cùng nguy hiểm ,vì nếu địch biết được kế ,ta cầm chắc thất bại . Nguyên tắc là lấy hư làm thực để gạt đối phương , câu dài thời gian để tìm cách rút chạy . Thí dụ: Trong Tam Quốc Khỗng Minh đã dùng kế nây làm tướng địch là Tư Mã Ý phải lui quân..
Trong lúc Khổng Minh đang trấn giữ Tây Thành với 2.500 quân thì được tin Tư Mã Ý mang 15 van đại quân tấn công vào thành .Khổng Minh thấy quân Tư mã Ý vây thành đông như kiến thì lấy làm lo ngại. Khổng Minh ra lệnh cho quân sĩ cuốn hết cờ, nấp vào những vị trí kín đáo phòng thủ , không được nói chuyện ồn ào. Khổng Minh bèn mở hết bốn của thành, lại cho quân giả làm dân chúng bình thản quét dọn đường xá coi như không có gì xãy ra, không biết quân Tư mã Ý đang đến gần. Còn Khổng Minh cùng hai tiẻu đồng hầu hai bên, ông cầm đàn đàn một cách khoan thai.Tư Mã Ý mang quân tới gần, thấy Khỗng Minh ung dung ngồi gãy đàn, hai bên có hai tiểu đồng . Bốn cửa thành lại mở toang , ngoài thành dân chúng vẫn quét dọn đường xá  bình thường. Tư mã Ý suy nghĩ : " Khỗng Minh là người rất cẩn thận, không bao giờ mạo hiểm, y mở toang cổng thành chắc bên trong có quân mai phục, quỹ kế gì đây, nếu xua quân tấn công e mắc mưu hắn " " Nghĩ thế nên Tư mã Ý truyền lệnh rút quân. Thế là mưu kế của Khổng Minh thành công.
       
5-KẾ SÁCH: KIM THIỀN THOÁT XÁC (VE SẦU THAY XÁC) :
Kế sách nầy thực ra là cách nghi binh làm cho địch tưỏng cục diện chiến trận vẩn không có gì thay đổi nhưng thực ra cái xác trân chỉ còn là hình thúc, còn cái ruột đã thay đổi từ lâu.Cách nầy áp dụng khi bên một  lực lượng cần rút lui nhưng sợ kẻ địch thừa thế tấn công. Thí dụ: Lúc quân Kim tấn công bao vây thành do Tất Ngộ chỉ huy , ông thấy cần phải rút lui để bảo toàn lực lương nên sai quân cắm thật nhiều cờ xí chung quanh thành , mặc khác ông trói các con dê vào cột, mỗi con hai chân trước gát lên cái trống. Khi dê vùng vẫy , bức dây vì đói, hai chận đập vào trống như quân sĩ gõ trống trận vang rền. Đêm đến Tất Ngô lén mở cửa thành rút quân.Khi quân Kim phát hiện đó là kế nghi binh thì thành chỉ còn lại trông trơn không một bóng người.
6-KẾ SÁCH: MAN THIÊN QUÁ HẢI  (ĐÀNH LẠC HƯỜNG KẺ ĐỊCH )
Kế sách nầy là một cách làm giả trong thật để kẻ địch  tưởng giả là thật mà tập trung vào đó, Nhân cơ hội kẻ đich mất cảnh giác , phân tán lực lượng đối phó cái thật ta  đánh xoáy vào đó kẻ địch không kịp trở tay .Thí dụ một hôm vua Văn Đế hỏi thừa tướng Cao Dinh kế sách nào tiêu diệt nước Trần.. Cao Dinh nói: " Nước Trần phia bắc lạnh nên muà gặt lúa đến chậm, còn phía Nam nóng nên lúa chín sớm .Khi nước dâng cao họ bận rộn găt lúa, ta chuẩn bị dàn quân, phao truyền sẽ tấn công bất ngờ khiến họ chỉ lo đề phòng mà bỏ bê việc gặt hái. Khi họ tập trung quân lo đề phòng, ta bèn  giải quân, rã hàng ngũ cho quân sĩ về quê cày cấy. Khi họ thấy ta giải quân không tập hợp lực lượng nửa nên họ cũng rả quân đề phòng ra tiếp tục gặt lúa Ta lại tập hợp quân sĩ ,giả vờ động binh khiến họ lại phải bỏ cày cấy để tập trung đề phòng ta tấn công. Ta cứ chơi trò ú tim như vậy nhiều năm khiến địch thấy việc ta tầp trung quân hắng năm là chuyện bình thường nên không cần tập trung quân đề phòng nửa, lúcấy ta sẽ tấn công thực sự. " Văn Đế nghe lời Cao Dỉnh ,quả thất mấy năm sau lây được nước Trần.
7-KẾ SÁCH : TÁ ĐAO SÁT NHÂN  ( MƯỢN DAO GIẾT NGƯỜI )
Đây là kế sách triệt hạ kẻ thù bằng mưu trí mà không cân ra tay trực tiếp, kẻ sử dụng mưu kế nầy phải là người có miệng lưỡi thuyết phục người khác thay mình hành đông diệt kẻ  thù. Dao giết người không phải cuả mình mà là của bạn bè , cũng đôi khi chính là của kẻ thù. Thí dụ: Đời Chu, Hằng Công muốn đánh nước Khoái nhưng hiềm nước Khoai có quá nhiều tướng giỏi nên dùng kế sách "mượn dao giết người". Hằng Công bèn cho người dò la tin tức gia đình các vỏ tướng nước Khoái rồi cho lập một danh sách đự định sau nầy lấy nước Khoái sẽ cắt đất chia, phong tước hầu cho các vỏ tướng ấy.Ông còn lập một tế đàn , thề thốt vơi trời đất rồi lén chôn bản danh sách xuống đáy bệ tế đàn, giả vờ như một tài liệu bí mật. Vua nước Khoái bèn sai quân đêm tối lén đào lên mang về tài liệu bí mật đó về xen thì thấy hầu như các võ tướng của mình đều có trong danh sách  "phản bội " nên ra lệnh chém tất cả các tướng giỏi đó  Sau đó Hắng Công mang quân tấn công nước Khoái thì lấy được dễ dàng vì nước Trần không còn tướng giỏi nữa.
8-KẾ SÁCH : SẤN HỎA ĐÃ HIẾP ( LỢI DUNG NHÀ CHÁY ĐOẠT CỦA )
Đây là kế sách nắm bắt cơ hội, thừa cơ nhà người ta cháy ra tay hôi của. Trong binh pháp Tôn Tử goi kế nấy là " Loạn Nhi Thủ Chi " tức là thừa cơ hội  rối loạn mà ra tay hốt của. Thí dụ: đời Tam Quốc khi Chu Du và Tào Tháo đánh nhau trên sông Xích Bích Khi quân Tào Tháo đang bị Châu Du dùng hỏa kế đốt vạn chiến thuyền xính vính thì Khổng Minh thứa cơ xua quân chiếm châu Vũ Lăng, Quế Dương., Kinh Châu của Tào Tháo .Sau khi Tào Tháo rút chạy, Chu Du cũng kiệt lực không lấy gì được cuả Tào Tháo đành để Khổng Minh ngư ông đắc Lợi chiém lấy thành quả của mình.
9-KẾ SÁCH THANH ĐÔNG KÍCH TÂY:( DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY )
Kế sách nầy chủ yếu là mở hai thế trân, phía Đông là trân giả, phia Tây là trận thật.Người dùng kế sách nầy phải dùng nghi binh làm sao cho địch phán đoan nhầm lẩn  về phía Đông để thắng về phía Tây. Thí dụ: Vua Tề cảnh Công có con ngựa rất quý, một hôm nó trở chứng nên người chăn ngưa tức giận giết đi . Vua tức giận truyền  mang người giữ ngựa ra chém. Quân sư là Án Tử bèn tâu rằng : "Tâu bệ hạ, tên phu giữ ngựa nầy có ba tội đáng chết: Thứ nhất là tội chăn ngưa lại làm chết ngựa, thứ hai là làm cho bệ hạ phải giết người chỉ vì một con ngựa, thứ ba là làm cho bệ hạ mang tiếng với vua các lâng bang là coi trọng mạng ngựa mà coi rẻ mạng người .Ba tội đó đều đáng chết." Vua Tề cảnh Công nghe xong phán " Thôi, ta đã hiểu ý của khanh "  bèn ra lệnh thả người chăn ngựa.
10- KẾ SÁCH TIỂU LÝ TÀNG DAO: (GIẤU DAO TRONG NỤ CƯỜI )
Đây là kế sách thì bề ngoài rất  vui vẻ xem chẳng có gì nhưng trong lòng đang có những âm mưu toan tính diệt người đối diện .Nếu đối phương kiêu căng phải nói thế nào cho hắn càng kiêu căng hơn, còn kẻ vốn nghi ngờ thì phải làm ra vẻ chân thành, cởi mở. Vấn đề là dù kẻ địch thế nào ta cũng phải làm cho họ tin cậy. Thí dụ thời Tam Quốc, Lưu Bị giao cho Quan Vũ giữ Kinh Châu, Tào Tháo mang quân tiên đánh Kinh Châu nhưng đại bại, Quan Vũ truy đuổi Tào Tháo tiến đánh Phàn Thành. Trước khi đánh Phàn Thành, Quan Vũ bố trí phòng thủ Kinh Châu rất nghiêm nhặt. Tôn Quyền nhân cơ hội Quan Vũ đi đánh Phàn Thành muốn chiếm lại Kinh Châu nên sai tướng Lục Tốn tìm mưu kế  đánh chiếm lại Kinh Châu từ tay Quan Vũ. Lục Tốn bèn viết cho Quan Vũ lá thư ca ngợi Quan Vũ là ngưới tài đức, trí dũng, lời lẽ ôn hoà , nhã nhặn. Khi biết LụcTốn chỉ là một tướng không có danh phận, dáng dấp thư sinh thì Quan Vũ khinh thường  coi chẳng ra gì nên kéo cả lực lượng phòng bi Kinh Châu đi đánh Tào Tháo. Lục Tốn còn ngầm liên kết với Tào Tháo  để hai lực lương  dùng thế gọng kiềm vây Quan Vũ vào giữa. Bị vây hãm, lại không được tiếp viện nên Quan Vũ thua to tại Mạch Thành, tử trận. 
                 .                    
11- KẾ SÁCH: PHỦ ĐỀ TRỪU TÂN ( RÚT CỦI  ĐÁY NỐI )
Kế sách nầy là phải làm cho đối phương dần dân tiêu tan hết nhuệ khí chiến đấu như nước đang sôi ta rút củi chụm ra để giãn độ sôi của nước. Điều nấy có nghĩa là phải biết đâu là cái gốc, cái ngọn của địch  để ta tìm cách đánh.Không phải dùng hết binh lực liều chết một phen sống mái với đich là thượng sách, mà tìm cái gốc đâu là thế mạnh của địch để triệt hạ cho địch suy yêu mới là thượng sách . Thí dụ  " Thời Tam Quốc ,Khi Lã Mông, Lục Tốn bao vây Quan Vủ đã  tập hợp dân chúng đứng trên núi kêu cha  ,khóc mẹ , kêu tên vợ con rầm trời khến quân của Quan Vũ nhớ nhà bỏ chạy tán loạn  ấy là diệt cái gốc.Nguồn tiếp tế lương thực của địch cũng là một cái gốc khi Tào Tháo đốt kho lương quân địch, Tư Mã Ý tắt nguồn nước khiến quân Mã Tốc lớp chết khát, lớp bỏ chạy  Trong trân chiến giữa Hạng Vỏ và Hàn Tin, Hang Vỏ có quân số đông nên Hàn Tín không đánh trực diện mà tìm cách chân đứng đường vận chuyển lương thực quân Hạng Võ .Sau đó dùng Trưong Lương  đêm đêm thổi tiêu, trổi lên những khúc nhạc buồn thảm ,lại cho quân sỉ hát những bài ca nhớ nhà, nhớ cha, mẹ, vợ con làm cho quân Hạng Vỏ vừa đói khát, vưà nhớ nhà, vợ con nên chán nản chiến đấu lần lượt rã ngũ trốn về quê. Trận đó quân Hạng Võ đông mà thua
12- KẾ SÁCH: TẨU ĐÀO VI THƯƠNG. (CHẠY LÀ THƯỢNG SÁCH ):
Kế sách nầy khi địch đông bao vây ta, địch mạnh, ta yếu, người cầm quân chỉ có ba giải pháp: thứ nhất quyết tử chiến, thứ hai đầu hàng, thứ ba chạy trốn. Chạy ở đây là rút lui mà không thiệt hai nhiều sinh mạng. Thí du: Thời Tam Qiốc Lưu Bị là người dụng binh " tẩu " rất giỏi. Khi Tào Tháo tấn công, Lưu Bị biết thế mình yếu nên chạy sang nhờ Viên Thiệu che chở. Khi Tào Viên tiến đánh Viên Thiệu, thấy Viên Thiệu yếu thế nên chạy trước, thời may gặp Khổng Minh. Sau nầy nhờ quân sư Khổng Minh nên  Lưu Bị mới lập cơ nghiệp lớn.
B- VÀI NÉT VỀ THỜI TAM QUỐC, THỜI ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC:

1-THỜI TAM QUỐC :
Thời kỳ Tam Quốc bắt đầu năm 220 khi nhà Ngụỵ thành lập đến năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ. Thời gian nầy có ba nước giao tranh là Thục của Lưu Bị, Nguỵ của Tào Tháo ,Ngô của Tôn Quyền . Thời gian nầy lịch sử Trung Hoa gọi là thời kỳ Tào Ngụy,Thục Hán,Đông Ngô Cuộc kéo chiến kéo dài bắt đầu khốc liệt khiến dân Trung Hoa thời đó là 56 triệu người khi chấm dứt chiến tranh chỉ còn 26 triệu người.Đoạn cuối của thời Tam Quốc là năm 263 Ngụy diệt Thuc,năm 265 Tấn diệt Nguy, năm 280 Tấn diệt Ngô thống nhấtTrung Hoa.
1-  Năm 258 nứớcThục sụp đổ khi Khổng Minh chết,học trò Khổng Minh là Khương Duy lên thay nhưng vua quan lúc đó đầy tham nhũng,phe phái, nên bị nước Nguỵ tiêu diệt.
2-  Năm 230 tại nước Nguỵ Tào Sãng thay cha là Tào Tháo lên ngôi lại bất hòa với đại tướng của mình là Tư Mã Ý .Năm 264 Tư Mã Ý được phong Vương, sau đó truyền ngôi cho con là Tư Mã Viên,Tư Mã Viên truất phế vua Ngụy là Tào Hoán lên ngôi xưng Tần Vũ Đế lập nhà Tần. 
3- Năm 252 về phía nước Ngô, Tôn Quyền chết truyền ngôi cho con là Tôn Hạo. Tôn Hạo tàn ác khiến quần thần chia rẻ ,nhiều nơi nổi lọan.Vua Tấn sai Vương Tuấn mang quân đánh Ngô, đến năm 280 Tôn Hạo đầu hàngTấn. Nhà Tấn thống nhất Trung Hoa chấm dứt thời kỳ Tam Quốc phân tranh.

2-THỜI KỲ ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC :
Thời kỳ nầy kéo dài khỏang 400 năm từ thế kỷ III,IV,V trước Công Nguyên .Khởi đầu thời nhà Chu mới thành lâp cho đến khi Tân Thuỷ Hoàng lập nhà Tần. Thời kỳ được chia làm hai thời kỳ là:
1 - Thời Kỳ  "Xuân Thu " (từ năm 772 đến năm 481 trước Công Nguyên ) gồm chiến tranh của 170 nước  các bộ tộc gồm  Bắc Đich, Nam Man ,Tây Nhung , Đông Di . 
2- Thời Kỳ " Chiến Quốc " (từ năm 403  trước Công Nguyên ).
Sau cùng các bộ tộc bị tiêu diệt hay sáp nhập dấn chỉ còn lại ba nước là Triệu, Ngụy, Hàn  giao tranh  cuối cùng, họ cùng  ký hoà ước vì thấy không thể thắng được nhau. Thời kỳ nầy có những nhân vật mà người Việt Nam ta đều biết tiếng như: Quản Trọng,Tề hoàn Công ( mưu trí ), Hạp Lư, Bá Lý Hề, Phạm Lãi, Ngũ tử Tư, Tôn Tử  (tướng giỏi), Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử (đạo giáo), Tào Mạt, Chuyên Chư, Yếu Ly, Dự Nhượng (Thích Khách).
        
C-BÌNH LUẬN  (THAY LỜI KẾT ):
Con người không ai muốn chiến tranh, bởi chiến tranh đồng nghĩa với sự tàn phá, giết chóc, đau thương  từ thể xác đến tâm hồn con người. Trừ  những ngưới đã chết trong chiến tranh, vết thương bom đạn trên thân thể người sống có thể theo thời gian lành lại, dù còn đó những vết sẹo ,chứng tích một thời đau thương. Nhưng vết thương trong lòng ngưới, sự thù hận, nỗi đau khổ tột cùng, mất mát chia ly, nước mắt đã rơi vì cuộc chiến sẽ còn rất dài, rất lâu mới tạm khuây khỏa. Có thể phải qua nhiều thế hệ,nhiều thế kỷ mới nguôi ngoai. Người Việt Nam chúng ta cũng đã  hiểu thế nào là chiến tranh, thế hệ chúng ta làm sao quên được quá khứ, mặc dù muốn quên, nhưng nỗi nghiệt ngã ký ức vẫn còn đó, chứng tích vẫn còn đó, khói nhang vẩn còn đó.
Ngày nay,trên thế giới đâu đó cũng vẫn còn chiến tranh, còn giết chóc, còn nước mắt rơi ,phải chăng hoà bình chỉ còn là một danh từ đồng nghĩa với khát vọng?. Loài người chỉ có sự đồng cảm duy nhất là không muốn chiến tranh, dù họ những người gây ra nó  nhân danh ai, nấp bóng dưới chủ nghĩa nào, tôn giáo nào. 
Đọc hai cuốn "Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Đông Chu Liệt Quốc"  để tìm tư liệu viết thí dụ ,tôi không can đảm đọc hết mặc dù hai cuốn sách nầy tôi đã có một thời mê đọc gần đến nằm lòng. Bây giờ tôi đã quên. Cũng không cần nhớ. Bởi nó rất tàn nhẩn trong tình người. Con người trong thời "Tam Quốc", "Đông Chu"  luôn tìm cách dùng mưu kế để giết nhau: anh giết em, chồng giết vợ, trò giết thấy, thần giết vua, vua giết thần, bạn bè giết nhau cũng chỉ vì lòng tham lam, ích kỷ,  đoạt danh đoạt lợi, con người sống như chó sói với người. Chuá đã ban cho con người sự thông minh  nhưng thay vì dùng sự  thông minh đó để phục hưng đạo đức lại dùng để đối phó lẫn nhau, chà đạp đạo đức. Lấy thù hận thay cho tha thứ, lấy bạo tàn thay cho nhân đạo.
Viết đến đây,  tôi lại có một chút  mỏng manh hy vọng rằng đến một lúc nào đó, (có thể vài nghìn năm sau, hay hơn thế nữa) hai chữ CHIẾN TRANH sẽ biến mất trong lời nói  hay cuốn Tự Điển cuả loài người.
Tài liệu tham khảo bản tiếng Việt:
1- Sử Ký Tư Mã Thiên 
2-Tam Quốc Diển Nghĩa  
3-Đông Chu Liệt Quốc 
4- Binh Pháp Tôn Tử .
Đà Lạt lập đông 2011 .
HUY THANH