HUY THANH
I/ VÀI NÉT VỀ LOAI THƠ ĐƯỜNG LUẬT :
Thơ Đường Luật là thể thơ bảy chữ, tám câu ( thất ngôn
bát cú ),ngoài ra nó còn những biến thể khác như bảy chữ bốn câu (
thất ngôn tứ tuyệt ) hay năm chữ bốn câu (ngũ ngôn tứ tuyệt ),Cách cấu
trúc thơ rất chặt chẽ về ngữ pháp, không chấp nhận ép vận, cưỡng vận, Bố
cục các câu, các chữ phải tuân thủ theo luật vần, luật bằng, trắc rất
khe khắt trong một khuôn phép chỉ có năm mươi sáu chữ bất di bất
dịch.Với bảy chữ tám câu đó, nó đã trở thành một diện tích quá chật
hẹp trong bức tranh diễn cảm cần thiết khoảng không gian rộng lớn.Tác
giả phải khéo sắp xếp, minh họa trong đó chữ và ý, không được thiếu
hay thừa, không được vưọt quá số chữ và khổ câu theo khuôn phép quy
định.
A-- BỐ CỤC BÀI THƠ :Thông
thường bàì Thơ Đường Luật được chia làm các phần theo thứ tự từ trên
xuống dưới như sau gọi là BỐ CỤC ( Tôi thấy thí dụ bài thơ QUA ĐÈO
NGANG TỨC CẢNH cuả Bà Huyện Thanh Quan làm minh họa )
1- Phần Đề (câu 1) thường gọi là câu Phá : Nói lên ngay được cái chủ đề cuả bài thơ ( td " Bước tới đèo Ngang bóng xế tà " )
2-Phần Đề (câu 2) thường gọi là câu Thừa) : Mở rộng ra chủ đề một chút để chuẩn bị bước vào toàn cảnh của bài thơ ( td :" Cỏ cây chen đá, lá chen hoa" )
3-PhầnThực ( gồm câu 3 và câu 4 ) còn gọi là câu Trạng)
: Là những câu Phần Chính của bài Thơ, miêu tả toàn cảnh chi tiết ý
bài Thơ và tình cảm tác giả. Đặc biệt trong các câu Thực ( hay Trạng )
nầy từng cặp phải đối ứng nhau Về đối phải tuân thủ các điều kiện như
sau :- a)Toàn câu đối nhau : ý đồng thuận, hay đồng nghịch câu với câu., chữ với chữ Có khi chỉ một câu tự đối với mình ( td : "Cỏ cây chen đá" ," lá chen hoa" )
- b) Vần :bằng đối với vần trắc ( có tính tương đối)
c) Hình tượng : đối với hình tượng ( vật chất, tinh thần, điển tích)
d) Danh từ, tỉnh từ, động từ phải đối đồng thuận hay đồng nghịch
e) Ôm vần các câu, ôm vần khi sáng tác ở các
câu 1,2,4,6,8 ( không được cưỡng vận, ép vận) (td :" Lom khom dưới
núi tiều vài chú " " Lác đác bên sông rợ mấy nhà ".)." lom khom " đối
với " lác đác " : điệp ngữ đối với điệp ngữ, vần bắng đối với vần
trắc,hình tượng đối với hình tượng)
4-Phần Luận (gồm câu 5 và câu 6 ) :
Miêu tả rộng ra những suy nghĩ toàn diện bài Thơ. Phần nầy đòi hỏi phải
đối ứng giống như hai câu của phần Thực ở trên. ( td : "Nhớ nước đau
lòng con quốc quốc." "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia" ) ( "Nhớ nước"
đối với "Thương Nhà" đối từng chữ, từng ý, từng vần trắc bằng ") ("quốc quốc " đối điệp ngữ, vần trắc bằng với "gia gia" ) .Phần Thực (
Trạng) và phần Luận từng cặp phải đối nhau .
5-Phần Thúc ( câu 7 ) còn gọi là câu Chuyển : Mở rông ý bài thơ ra để chuẩn bị tóm lại ý thơ thành một tòan cảnh chung ( td: "Dừng chân đúng lại trời non nước " )
6-Phần Hợp ( câu 8 ) còn gọi là câu Kết: : Kết thúc bài bằng diễn cảm của tác giả (td ": Một mảnh tình riêng ta với ta")
B--HOẠ BÀI THƠ ĐƯỜNGMột bài thơ Đường sáng tác gọi là bài XƯỚNG, bài thứ hai cùng chung một chủ đề với bài xướng gọi là bài HỌA . Bài HỌA có thể cùng một ý với bài XƯỚNG hay nghịch lại :
Một bài HỌA hoàn chỉnh phải :
1-Ôm cùng vần, cùng chữ cuối câu với bài XƯỚNG ở các câu 1 ,2 ,4,6 ,8
2-Đối ứng cùng nghiã hay trái nghĩa với bài XƯỚNG ở các câu Thực ( 3,4 ) và Luận ( 5,6 ) như : vần Bằng đối với vần Trắc, phần tỉnh đối với phần động, động tư, danh từ, tĩnh từ, điển tích , điệp ngữ, toàn ý cả câu phải đối với ý cả câu v.. v.. phải đối nhau từng cặp chữ một.Khung cảnh phải đối với khung cảnh : biển đối với sông, núi, rừng, nhà cửa ,đất đối với trời, ngày đối với đêm...Chữ tương hình dối với tương hình, tương thanh đối với tượng thanh v..v..
Một bài Thơ Đường hòan chỉnh phải thỏa mãn các điều
kiện về "Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố Cục. Một bài Thơ không đáp ứng được
một trong các điều kiện trên sẽ là Thơ Thất Niêm, Thất Vận, Cưỡng Vận ,
Thất Luật.
Nhìn chung, Thơ Đường là loại Thơ dành cho những tâm
hồn hoài cổ, thích tìm kỷ niệm, hoài niệm trong cái tĩnh lặng của đời
người. Những tâm hồn đó gần gũi với thiên nhiên như tiếng chuông chiều
thu vọng lại của chiếc bóng đời người, chiếc bóng thời gian nào xa
khuất, tiềm tàng trong một vùng ký ức mông mênh của mội người.
Sau cùng tội viết bài diễn cảm nầy với tư cách cá nhân
ít nhiều chủ quan ( không phải là một bài Bình Luận) dành cho những bài
thơ Đường Luật của Hương Trà như một lời cám ơn cô đã chịu khó làm một
trang Blog để lưu giữ lại những nét đẹp hồn thơ văn hoá xa xưa của các
thế hệ đi trước chúng ta.
C - TÁC GIẢ : Về tác giả, phải thành
thật mà nói tôi chỉ biết HƯƠNG TRÀ qua một cái tên trên BLOG,một tấm
hình của cô cười rất duyên dáng, một người theo đạo Thiên Chúa, và là
một Việt Kiều đang định cư ở Hoa Kỳ .Hương Trà viết Entry không phải để
chờ mong một hồi âm của bạn bè tốt hay xấu,,hay để cái" tôi " của mình
được nâng lên từ một lời bình có khi thực, có khi vu vơ, nhiều khi chỉ
mang tính chất hình thức ,đãi bôi, nể nang lẫn nhau ,viết cho có để người
viết và người đọc không cảm thấy mình bị lẻ loi,bị bỏ quên . Hương Trà
viết bằng cái Tâm Thức, cái hoài cảm riêng cho mình, cô chỉ cần một Tâm
Thức khác đồng cảm để cùng định hướng đi trên một con đường : " Lối đi xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương " ( Bà Huyện Thanh Quan )mà thôi..
Huy Thanh2-DIỄN CẢM NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HƯƠNG TRÀ
Nếu bạn có tâm hồn một thi nhân thì chắc chắn bạn sẽ
có những rung động với thiên nhiên, với cảnh vật và với tình yêu Tình
yêu ở đây không phải đơn thuần là tình yêu đôi lứa, mà là cả đối với tha
nhân ,với vạn vật, với những ảnh tượng chung quanh chúng ta như: quê
hương, đất nước, con người và tâm cảm như buồn vui và đau khổ .Phải công
nhận rằng, thời tiết, phong cảnh, sắc mầu bốn muà là những tiêu điểm
nhấn trong nhiều bài thơ, văn, nhạc, hoạ bất tuyệt của người cầm bút,
cầm cọ.Ta hãy xem Hương Trà viết về những mầu sắc đó trong cảnh ảm đạm
của một chiều thu :
Chiều thu ảm đạm xám mờ loang
Lá đỏ phơi sương rụng dưới tàn Mây dạt hàng dương tàn nắng uá
Mưa giăng rặng liễu khuất trăng vàng .
(GIỌT SẦU THU )
Trà đã vẽ lên một chiều Thu trời buồn thật buồn với
mây xám, với đêm sương,với dương liễu, nắng úa, trăng vàng ..những hình
ảnh rất thơ,mờ nhạt trong một miền ký ức nào xa xôi khiến người lữ khách
cảm thấy lòng trống vắng càng thêm trống vắng, cô đơn tiếp nối
cô đơn.Giữa sự trống vắng mông mênh đó, nỗi nhớ như bất chợt dâng lên,
quặn thắt lớn dần trong cái hối hả của những giọt nắng chiều rơi, làm
người lữ khách bỗng thấy cô quạnh, thấy nuối tiếc hình ảnh một chiều nào
chia tay cũ đã xa lắm :
Ngân Giang sóng cuộn trào mi thiếp
Bến Thước chuyên chao đổ lệ chàng
(GIỌT SẦU THU )
Hai câu Thơ diễn cảm trên đối rất chỉnh, về tượng
hình,tượng nghĩa cũng như về luật bằng trắc,.Là những lời tâm tự từ cái
tỉnh của lòng thành cái động của ngòi bút , ta hãy nghe Hương Trà viết
về những sự cô đơn đó, nỗi cô đơn của người trở về sau một chiều ly
biệt..Trở về với gối chiếc,với chăn đơn, với vầng trăng khuyết bên song
cửa chạnh thấy tủi lòng cho thân phận , sao mà lạnh lẽo thế ư ? sao mà
hoang vắng thế ư ? :
Nức nở mi tràn nhỏ giọt châu
Hờn duyên trách số lắm cơ cầu
Thềm hoang uá nắng vương phai má
Ngõ vắng mờ sương phủ bạc đầu.
( HỒNG NHAN PHẬN)
Trong cảnh đơn lẻ đó, giữa một chốn vô biên xa thẳm
của tâm hồn, một hoài niệm nào chợt lớn thành hoài vọng trong cái
bóng đời lẻ loi oan khuất .Ký niệm ngan ngát hương đưa từ ký ức
kéo người trở về với những mộng mơ hiện thực như để an ủi riêng cho
mình.Đó là những viễn tượng biến thành ấn tượng,những nhân dáng lặng lẽ
trở về trong sự bao dung của thời gian.
Đêm lạnh gom mơ đan sợi tủi
Ngày nồng góp mộng dệt tơ sầu
(HỒNG NHAN PHẬN)
Hai câu thơ diển cãm hình tượng đối ứng đó, vừa than thân, vừa trách phận thật khéo léo.
Một hình tượng khác mà ta có thể dễ dàng bắt gặp trong
thơ của Hương Trà là Đàn và Tiếng Đàn.Hình như trong nghệ thuật ,hay
đúng hơn trong những cảm tác văn chương, tiếng đàn buồn là tiếng
nói âm ỉ của lòng, tuy nó vô hình ,vô sắc,nhưng tiếng vọng của nó đầy
thâm u như nghẹn xé hồn, đưa người đọc vào một cõi mơ hồ nào thật huyền
hoặc.Tiếng đàn trong Thơ của HươngTrà dường như là chất liệu chính yếu
của tất cả những cảm tác các bài thơ, nó đối mặt với những nỗi cô đơn
khi hoài niệm về nhân dáng cũ .Khi người ta cảm thấy mỏi mệt , đơn lẻ,
chỉ có tiếng đàn là nguồn ai ủi, cây đàn là một người bạn tri âm :
Tỳ Bà thánh thót giọt mưa NgâuMột khúc Nam Ai vạn cổ sầu
Nốt bổng châu tràn nghiêng dạ xót
Cung trầm lệ ứa ngã lòng đau
( TỲ BÀ DẠ KHÚC)
Đây la hai câu Thơ đối rất chỉnh của Trà , "Nốt
Bổng" đối với" Cung Trầm" , "Châu Tràn đối với Lệ Ứa" ," Nghiêng đối
với Ngã ", " Dạ Xót đối với Lòng Đau". Đối ứng luật bằng trắc, số chữ,
tượng thanh, tượng hình , toàn bộ câu như thế là rất tuyệt.Tôi đã cố tìm
một khuyết điểm nào trong hai câu trên nhưng cũng đành bó tay.Diễn tả
bốn câu ngắn về tiếng đàn như vậy thật là chỉnh về đối vế, về niêm luật,
nhưng điều quan trong là đã tải được những âm hưởng vô sắc của nó rền
trong tâm thức người thành những cái có sắc,có hồn.
Diễn tả nổi cô độc, nỗi buồn miên viển, HươngTrà
thường dùng âm thanh đàn để tâm sự, để thay cho tiếng nói, dù nhiều khi
chỉ tâm sự, chỉ nói với chính mình trong những nổi đau cần thiết giữa
thực và mộng , giữa tuyệt vọng và hy vọng :
Nguyệt Cầm da diết suốt đêm sương
Réo rắt cung tơ khúc đoạn trường
(KHÚC NGUYET CẦM)
Ta hãy nghe HươngTrà viết về sự cộng hưởng của người và âm thanh,sự nức nở của lòng trong những đêm nguyệt lạnh mờ phai đó :
Tơ rung tựa oán xuân nồng muộn
Phím dạo như hờn sắc bạc mau
Bạch lạp lung linh soi bóng lẻ
Đêm vơi bấc lụn nét son nhầu
( TỲ BÀ DẠ KHÚC)
Nhưng rồi, than vãn mãi, than thân mãi, những chẳng
vơi được sầu mà còn dấy lên niềm đau vạn cổ.,thôi thì đành tìm một
bến ảo vọng nào đó nương thân cho hết cuộc bể dâu :
Gối mộng đẵm châu hoài cánh nhạn
Tao phùng hợp cẩn nhắp Quỳnh Tương
( KHÚC NGUYỆT CẦM)
Hay một ước vọng tao phùng dù biết rằng mơ ước chỉ là ước mơ
:Phượng Loan cách biệt duyên tình hẹn
Uống nước chung dòng mộng lửa hương
( BẾN TƯƠNG TƯ )
Nhưng đó chỉ là những ảo vọng, đến khi ảo vọng biến
thành tuyệt vọng thì những ly biệt trở thành vết thương mang giọt máu
trầm uất luôn luân chuyển trong một ký ức mịt mù.Sự đa mang của nhiều hệ
lụy tình yêu đã làm nặng gánh thêm cho tâm hồn, vốn là một thứ sương
khói, một thứ ảo giác mong manh .Đến một lúc nào đó trong cái chìm khuất
của đời người nó sẽ lắng đọng nằm im lìm trong cái góc khuất nào của
trí nhớ, vĩnh viễn vô tư, im lặng như một nét thiền:
Thắp nến soi hồn hiu hắt nhớ
Chong đèn rọi tủi ngậm ngùi thương
( KHÚC NGUYỆT CẦM )
Còn nhiều, nhiều nữa những bài Thơ Đường Luật của Trà
viết về những nổi cô đơn trống vắng và ly biệt mà khuôn khổ bài viết có
hạn nên tôi tạm dừng lại đây. Không biết Thơ có phải là người không nhỉ
?.
Tôi có làm một số bài HOA
các bài Thơ của Hương Trà mong các Bloggers theo dõi và cho lời bình
.Nhân dịp nầy tôi cũng có một lời đề nghị mong quý vị có bình Entry tôi
xin bình luận trực tiếp,công khai để nhiều người cùng tham luận
xin đừng bình luận riêng vì tôi nghĩ đây là một diễn đàn, không có điều
gì phải giấu giếm kể cả những lời khen chê, góp ý xây dựng, hơn nữa
những lời Bình sẽ còn có các Bloggers khác xem và đánh giá sự trung thực
của nó.Dù lời bình có thế nào tôi cũng rất cám ơn quý vị.
Trân trọng
Singapore, Mùa Biển Động đầu tháng 8 năm 2011.
HUY THANH