TẢN MẠN CUỐI TUẦN VỀ CÁCH DÙNG CHỮ Ở VN
HUY THANH
Chữ là những ký hiệu hình học để diễn tả thay tiếng
nói của người với người trên một mặt bằng nào đó như giấy, đá, gạch,
đất, vải v..v... Tuỳ theo dân tộc mà các hình chữ thay đổi khác nhau gọi
là ký tự. Các nước Âu Châu mặc dù có cách viết khác nhau, nhưng cũng có
một số ký tự giống nhau vì cùng xuất phát một nguồn gốc LaTinh (Latin)
Các nước Trung Hoa,Hàn Quốc lại có một số ký tự khác goi là chữ tụơng
hình, là chữ có hình giống như nghĩa cuả chữ viết. Thí dụ chữ Trung Hoa
nhất là một ( một gạch), nhị là hai (hai gạch), nhân là người (một
nét sổ đứng keó xuống chẻ đôi giống như một người đang đứng chàng hãng) ,
trung là giữa (gồm một hình chữ nhật có sổ giữa chia đều hai
bên).Ngoài ra cũng có một số hệ thống các ký tự khác như chữ cuả các
nước Hồi Giáo, Campuchia, Thái Lan..Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học
nên những gì viết trên đây có khiếm khuyết mong các anh chi đàn anh chỉ
giáo thêm.
Ở VN mình thời trước, ảnh hưỡng cuả Trung Hoa rất
nhiều về văn hoá (do bị thống trị lâu năm , mặc khác họ muốn ngu dân
và đồng hoá với họ về ngôn ngữ, chữ viết và tôn giáo) nên họ dạy mình
dùng chữ Hán trong những giao dịch, có thể nói chữ VN mình dùng thời đó
là vay mươn của Trung Hoa, mãi sau nầy các nhà nho yêu nước mới sáng tạo
nghĩ ra cách viết bằng chữ Nôm để giãm đi phần nào lệ thuộc vào cách
viết của người Tàu.
Mãi đến khi người Phương Tây tràn sang xâu xé Trung
Hoa, họ tiến vế phiá Nam , người Pháp đặt chân lên đất Saigon cùng với
sư truyền bá đạo giáo KiTo ( Công Giáo), và cũng để phổ biến quyển
Thánh Kinh in bằng chữ LaTinh, một linh mục người Pháp ( Aleixandre
Rhode ?) đã nghiên cứu biến chế , các mẫu tự chữ Pháp thành chữ VN căn
cứ vào sự phát âm của người VN, họ bỏ đi các chử f,z, w và thêm vào các
dấu nặng, hỏi , ngã. Lối viết đó chúng ta ngày nay đang sử dụng.
Ở các nước Âu Châu, khi cách viết một chữ được công
nhận là tài sản quốc gia thi được Hàn Lâm Viện ( như một Tối Cao Pháp
Viện về Văn Học ) công nhận và công bố, nếu viết không đúng như chữ của
Hàn Lâm Viện công nhận là viết sai.
Ở VN ta đến nay, theo tôi không có Hàn Lâm Viện ,nên
viết sai hay đúng chỉ là do quy ước theo truyền thống, quy ước nầy có
thể thay đổi theo tình hình chính trị do nhà cầm quyền thời đó ban hành
như một mẩu mực trên các phương tiện truyền thông hay trong ngành giáo
dục đại chúng. Tôi nhớ hồi còn nhỏ thầy gíáo dạy viết chính tả ( dictée)
rất kỹ, nhất là các chữ y hay i. Thí dụ " vật lý, lý trí, lý lẽ ,nhật
ký ,kỷ niệm , thâm thuý ..( dùng trước năm 1975 ) nhưng hiện nay tôi
thấy một số người lại viết vật lí , lí trí ,lí lẽ, nhật kí, kỉ niệm (
sau năm 1975 ) khiến tôi hoang mang không biết đâu là đúng. đâu là sai.
Nếu cách viết như vầy mai đây chữ " thâm thúy " học sinh sẽ viết là "
thâm thúi " thì sao? và cái tên Thanh Thuý chắc không còn ai dám sử
dụng.Thí dụ truớc nắm 1975 gọi là" xử dụng",, sau 1975 là "sử dụng" ,
cái nào đúng ?
.Lại còn một cách viết khác cũng khá "quái chiêu" là
viết trên yahoo chat, ở đây không cần chính tả mà chỉ cần hiêu là được
như một quy ước bất thành văn. Chữ " ừ" thành " uh", chữ " mai" thành "
maj " thật là tôi bó tay" pó taj",Thay vì chào họ viết 222222222 ( hai
là chào phát âm theo tiếng Anh : Hi )
Ở các nước Âu Châu khi dùng câu, dùng chữ người ta
chia thành Verbe (Thì ) để biết thời gian ( temps ) xãy ra là sự việc,
chỉ nhìn cách viết chữ người ta biết chuyện đó xảy ra ở quá khứ (Passé
), hiện tại ( Présent ) hay tương lai ( Future)Trong mổi thì người ta
còn chia ra Passé simple, Passé Composé . Future simple ,,,
.Ngoài ra ,khi nói về một cái gì đó về số nhiều người
ta thêm chữ S vào danh từ đó, thí dụ ngôi nhà là " La maison " nhưng
nhiều ngôi nhà là" Les maisons " có chữ s ở sau . Khi tôi viết chỉ một
bạn nào đó trên Blog tôi viết Blogger ( người chơi Blog ) nhưng khi tôi
viết nhiều bạn, đám đông trên Blog tôi viết Bloggers có chữ s theo thói
quen viết tiếng Pháp.
Dưới đây tôi xin liệt kê một vài cách dùng chữ rất độc đáo cuả người Việt Nam để cùng "vui" cuối tuàn nhé "
1- Một chữ hiểu nhiều nghĩa : là chữ" CÁI ĐÓ" có thể
hiểu là bất là cái gì tùy trường hợp .Người ta dùng chữ nầy khi không
muốn cho một đệ tam nhân biết "cái đó" là cái gì. Thí dụ : bạn hứa cho
bạn mượn cuốn sách, khi vào lớp bạn bạn hỏi " có đem cái đó (cuốn sách)
không? ".Bạn hẹn bạn gái tối đi xem phim, chiều tan học, bạn nhắc bạn
gái " tối nay nhớ cái đó ( đi xem phim) nha". Bạn mắc nợ mà chưa có tiền
trả, bạn khất nợ " cái đó ( tiền nợ )để tháng sau nha"
2-Chữ vay mượn tiếng nước ngoài :Vì ảnh hưỡng "1.000
năm nô lệ giặcTầu,100 năm đô hộ giặc Tây " nên tiếng Việt cũng có những
chữ vay mượn riết thành chử VN luôn. Thí dụ ngon "hết sẩy", ngon "bá
chấy" hay đẹp" số dzách " đứa con nít cũng hiểu là rất ngon, rất đẹp.Các
từ nầy vay mượn chữ Trung Hoa. Anh đó thấy cô gái ngã xe lật đật chạy
dến đở dậy gọi là Ga Lăn ( Galant tiếng Pháp là nịnh đầm, nịnh phụ nữ),
nhân đây tôi cũng xin góp ý nhiều bạn dùng chữ Ga Lăn cho phụ nữ là
không đúng nha. Nhà ga( gare) ,ô tô ( auto),sếp (chef),áo sơ mi(
chemise), sơ cua ( secour là dự phòng), ra dô ( radio máy thu thanh) là
chữ vay mượn của Pháp Nhưng có một chữ mà Pháp phải vay mượn lại VN là
chữ áo bà ba "Le Bà Ba" trong cuốn Dictionaire cuả Pháp.Có những câu
tiếng Việt như : " năm khi muời họa mới có đông đất một lần " chữ" năm
khi mười hoạ" bạn không thế nào dịch ra tiếng Pháp để họ hiểu được đâu,
chẳng lẽ dịch là " cinq quand dix corbeaux " như tiếng bồi , hi
3-Những chữ riêng thành chữ chung :Có những nhân vật
nổi bật một cá tính tốt hay xấu nào đó trong văn học, trong truyện cổ
tích, thi nhân vật đó chỉ cần nói tên là hiểu rỏ người đó ra sao trong
thời đại bây giờ .Thí dụ : Ban gái nào bị bạn trai ruồng rẫy tức
giận mắng " Đồ Sở Khanh " (một nhân vật chuyên gạt tình trong truyện
Kiều). Hay một phụ nữ nào ghen quá gọi là có máu Hoạn Thư ( nhân vật
ghen thâm độc truyện Kiều ) . Người nào chuyên tổ chức mãi dâm gọi là Tú
Bà ( nhân vật truyện Kiều) hay tức quá đứng một chổ gọi là chết đứng
như Từ Hải ( nhân vật Truyện Kiều).
Người nào tốt, thương người, hy sinh giúp người khác
gọi là "Thạch Sanh ", còn người nham hiểm, phản bội gọi là " đồ Lý Thông
". Người con gái nào hiền lành, hiếu đạo được gọi là" cô Tấm." ( những
cô Tấm ngày xưa như vẫn còn đây trong muà trẩy hội -Nhạc "Bài Ca Quan Họ
" hình như của nhạc sĩ Phó Đức Phương, nếu tôi lầm thì xin lỗi tác giã
)
4-Những chữ hiểu ngầm không rõ nguồn gốc :Chữ BÀ TÁM
hiện nay đang sử dụng để nói người nào không công rỗi nghê, ngồi lê đôi
mách, gọi bà bà TÁM .Khi bạn của bạn muốn đánh người nào bạn can " Thôi
bỏ đi Tám ". Tôi cũng không hiểu tại sao dùng thứ Tám mà không dùng thứ
nào khác, thật may tôi thứ ba nên khoẻ không kẹt vào cái vòng ngôn ngữ
nầy, chỉ tội cho vợ thằng em họ thứ tám ra đường là đám con nít gọi bà
Tám nhưng nó có ngồi lê đôi mách đâu.
Lại còn một chữ khác để chỉ người nông dân chất phác
hiền lành là " Hai Luá " có lẽ dựa theo một truyện hài nào đó nhưng họ
quên rằng luá là lương thực, thực phẩm căn bản của người Việt Nam , nếu
không có những Hai Luá thì làm sao ta sống đến bây giờ ? Nếu dùng danh
từ nầy để biến thể người nông dân chơn chất , thật thà Việt Nam thành
một nhân vật hài thì tôi xin can quý vị sáng tác. Còn một danh từ để chỉ
những người lông bông không lập trường là " cà chớn"
.Ngoài ra vợ chồng thường có những tiếng gọi nhau âu
yếm là " ông xã, bà xã", " cục cưng " "con mèo của anh ơi ", má bầy trẻ
ơi" " má con Lan ơi ", " ," mình ơi " ,bu ơi," " thầy ơi," thậm chí nói
về vợ gọi là " mẹ đĩ " .Thật là người VN mình rất giầu ngôn ngữ.
5-Dùng tên con vật để khuyên răn người, hay miêu tả
một cái gì, so sánh một sự kiện nào đó Người VN mình thường nuôi gia
súc quanh nhà nên hiểu rõ cách sinh hoạt của từng giống, họ thường dùng
cách nói ví von so sánh để răn dạy người nào đó, hay miêu tã một sự
kiện nào đó bằng những từ ngắn ngủi Thí dụ :" Dữ như sư tử Hà Đông" ,
" Ăn như heo", Ngu như bò", " Khỉ ho cò gáy " " Đẻ như gà" " Nuôi ong
tay áo nuôi khỉ dòm nhà " " Ốm như cò ma" " Mèo mù vớ cá rán", Đồ dê
xồm 35 ( số đề) ".." Lừ đừ như con cù lần ".
Đến đây tôi chấm dứt bài viết nầy, mong các bạn có một ngày cuối tuần vui, đừng lừ đừ như con cù lần nha .
HUY THANH