PHIẾM LUẬN :
TẢN MẠN CUỐI TUẦN BÀN VỀ TIẾNG KHÓC TẶNG ĐẠI GIA ĐÌNH BLOG
HUY THANH
Khóc là một trong "tứ đại danh bộ" cuả cuộc sống gồm
hỉ, nộ, ái ,ố, con người ta mới mở mắt chào đời thay vì cười lại khóc vì
linh cảm rằng cuộc đời nầy khổ đau nhiều hơn hoan lạc. Ấy thế nên nhạc
sĩ Trinh Công Sơn viết trong câu cuối bài nhạc " Gọi tên bốn muà" là "
trẻ thơ ơi,trẻ thơ ơi , tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người ".
Thực vậy, cuộc sống con người thường là khóc hơn cười
mặc dù không có ai ngồi để thống kê lai trong đời mình bao nhiêu lần
khóc, bao nhiêu lần cười.Tôi chỉ lấy một ví dụ ngắn cho bạn thấy
khóc nhiều hơn cười nhé.,bạn lấy vợ hay lấy chồng chỉ một lần cười,
sau đó ba mẹ chồng và ba mẹ vợ quy tiên thì khóc bốn lần. Chưa hết, vợ
chồng sống với nhau nhiều khi giân nhau cũng có kẻ khóc to hoặc khóc
thầm không tính được. Đã vậy nếu không may bạn gặp phải ông chồng "cà
chớn" lãng mạn quá hay có số "đào hoa" thì khóc không cơ man nào mà đếm
ướt cả gối chăn .Hi Hi.
Khóc là một trạng thái tâm lý cuả con người, là một
biểu cảm thể hiện vật chất cuả phần tâm linh. Khi tâm linh bạn bị sốc
trước một hiện tương nào đó, não bạn căng lên thần kinh cảm giác khiến
tim phải đập mạnh để tăng máu. Hiện tượng đó lan tràn khắp cơ thể, nhất
là các tuyến lệ, tuyến mũi, tuyến dạ dầy, điều đó giải thích khi bạn
buồn,tuyến lệ khởi động làm rơi nước mắt, nhiều khi rơi cả nước mũi và
không ăn cơm mấy ngày. Bạn nào có bệnh cao huyết áp thì tránh xúc động
quá rồi khóc nhé, nguy hiểm lắm.
Khóc cũng là một liều thuốc để bạn cứu chữa cái
sốc đang dâng cao tuyệt đỉnh, nó hạ nhiệt dần những cơn tức giận, dỗi
hờn, buồn chán, khiến tâm sinh lý của bạn dần dần lấy lai phong độ cũ
goi là vơi bớt nỗi buồn. Ấy thế nên một nhà tâm lý học nước ngoài đã nói
" Khi bạn khóc bạn đã tự cứu chửa mình, nếu bạn nghĩ rằng bạn trong
tránh khỏi khóc, thì khi khóc bạn sẽ thấy ít đau khổ hơn ".
Khóc có nhiều cách khóc, tôi thử liêt kê vài cách khóc
để " vui" cuối tuần nhé, bạn nào thấy thiếu xin bổ sung. Xin đa tạ
trước..
1-Khóc mùi mẫn ( hay khóc vùi): Khi ta gặp
chuyện gì vui hay buồn thường khóc khi lớn tiếng,, khi nhỏ tiếng, âm
thanh như theo một vòng hyperbol. Thí dụ người thân qua đời ( buồn
quá), gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách (mừng quá), một niềm vui
tuyệt đỉnh ( trúng số đặc biệt), một nỗi buồn thật to (bị người yêu
bỏ). Tiếng khóc nầy phải có người dỗ mới nín kèm theo cái khăn để lau
nước mắt, nước mũi đang chàm ngoàm.hi hi
2-Khóc thầm (hay khóc lén) : Khi ta gặp
chuyện gì buồn, ẩn ức, không thổ lộ được với ai thì ta khóc nho nhỏ một
mình, không muốn cho ai thấy. Thí dụ như Sad movie ( Chuyện phim
buồn), cô gái thấy người yêu dẫn người bạn gái thân nhất của mình vào
xem phim, ôm nhau hôn âu yếm , cô buồn khóc, về nhà mẹ hỏi "sao con khóc
?," cô gái trả lời: " tại vì con xem chuyện phim buồn ". Hay là một
ngày nào đó người yêu của bạn rẽ bước sang ngang bạn khóc, hát :"Ngày
nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn, như con sâu làm tổ, trong trái
vải cô đơn -(Chuyện Tình Buồn- thơ Bùi văn Bình- Nhạc Phạm Duy)" hi hi
3-Khóc nỉ non: Là vừa khóc vừa kể lể, phân
bua với người khác, kèm theo một trạng thái tức giận ,buồn đau hay tức
tửi. Thí dụ bà mẹ có một đứa con bât hiếu bà tức giận khóc hu hu "
giời ơi, tôi nuôi nó lớn thế nầy mà nó lại đối xử với tội như thế, làng
nước ơi "..hi hi
4-Khóc oà: Là khóc bất chợt bởi một xúc cảm
nào đó nhất thời không định trước Thí dụ ban đi thi làm bài kém quá
tưởng mình rớt ai dè khi coi kết quả thấy đậu mừng quá nên khóc oà. Một
người mẹ có đứa con bị bắt cóc tưởng mất con nào ngờ nó được người cứu
mang về.Trong cuốn Sans famille ( Vô Gia Đình) đứa trẻ khi tìm lại được
gia đình thì ôm người mẹ khóc oà.
5-Khóc dối: Là khóc không phải từ những ẩn
ức thật sự cuả lòng mà chỉ giã vờ khóc để gạt người khác làm cho họ
xúc động để đạt được mục đích nào đó.Thí du mấy đứa nhỏ xin ba mẹ tiền
không được nên giả vờ khóc đê ba mẹ tội nghiêp cho tiền. Diễn viên sân
khấu, điện ảnh, ca sĩ cũng thường có lối khóc nầy ( xin lỗi trước nhé,
tôi không vơ đũa cả nắm nha). Ngoài ra kẻ lừa đảo cũng có lối khóc nầy,
người ta gọi loại nước mắt của lối khóc nầy là" nước mắt cá sấu".hay
nước mắt của" mèo khóc chuột".
6-Khóc mướn: Là khóc do người ta mướn tiền
nên làm bộ khóc, khóc giả nhưng chảy nước mắt thật, để lừa gạt người
xung quanh. Những người con bất hiếu khi cha mẹ mất không xúc động
khóc được sợ hàng xóm chê cười nên mướn những bà khóc mướn về, vừa khóc
vừa đi theo xe tang kể lể công ơn cha mẹ, quỳ lạy, lăn lộn giữa đường
bù lu bù loa như con thật. Do vậy mới có câu " Khóc mướn thương vay". Chuyện nầy thường xảy ra thời phong kiến nhiều.
7-Khóc không giọt lệ: Trong văn chương người ta thường nói " tiếng cười là khóc không dòng lệ ",tôi không đồng ý với cách suy nghĩ nầy nên miễn bàn.
Đến đây tôi chấm dứt bài TẢN MẠN VỀ TIẾNG KHÓC CUỐI
TUẦN mong sẽ làm giảm Stress cuả bạn trong ngày sắp nghỉ, mong các bạn
hưởng ứng bổ sung cho những thiếu sót nếu có.
CHUYỆN VUI: AI KHÓC HƠN AI ( SƯU TẦM CỦA BLOGGER NGUYỄN NGỌC NGẠN)
Hai vợ chồng lấy nhau được mười năm thì cơm không lành
canh không ngọt họ cãi nhau thường xuyên như cơm bữa. Một hôm trong cơn
cãi nhau người vợ khóc bù lu bù loa kể công với chồng:
-Hu hu hu, anh biết không tôi yêu anh mới về làm vợ
anh. Trước ngày đám cưới tôi đã khóc hơn một tuần lễ vì phải xa cha
mẹ để về với anh, nào ngờ anh chẵng thương tôi. Hu hu
Người chồng ( sụt sùi ) :
-Em chỉ mới khóc có một tuần, còn tôi khóc thầm mười năm rồi từ sau ngày đám cưới bà biết không ?
(Xin lỗi nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn tôi chỉ lấy ý của anh mà pha chế lại đôi chút thôi )
HUY THANH