9/12/12

THAM LUẬN: NHÀ THƠ T T KH: MỘT DÒNG THƠ HAI DÒNG ĐỊNH MỆNH

THAM LUẬN: NHÀ THƠ T T KH: MỘT DÒNG THƠ HAI DÒNG ĐỊNH MỆNH

HUY THANH

Khi phong trào Thơ mới bùng dậy trên diễn đàn  văn học Việt Nam, rồi sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh vực Thơ, thì phong trào thơ văn lãng mạn theo Chủ Nghĩa Lãng Mạn Romanticism ( xin xem Entry NHỮNG CHỦ NGHĨA VĂN HỌC PHÁT SINH TỪ THẾ KỶ 19  của tôi đăng trên Blog ngày  25/5/2011)  cũng đựợc du nhập từ Âu Tây sang nước ta. Từ đó, hồn Thơ lãng mạn  Việt Nam cũng theo đó hình thành phát triển dần cho đến hôm nay.
Từ khi phong trào Thơ lãng mạn du nhập, các phương tiện báo chí, diễn đàn từ đó rầm rộ  bênh vực Thơ Mới chê thơ Đường  ( xin xem Entry "Cuộc Bút Chiến Thơ Cũ và Thơ Mới"  của tôi đăng ngày .15/09/2011 ) đã tạo nên cuộc bút chiến có một không hai trong lịch sử văn học.Việt Nam.Theo đà phát triển đó ,các tác giả làm Thơ Mới cũng nổi lên như nấm, trăm hoa đua nở đủ sắc đủ mầu ,phần đông những nhà thơ là phái nam, còn phái thơ nữ thì rất ít. Tháng 9 năm 1937, trên tờ báo nổi tiếng lúc đó là Tiểu Thuyết Thứ Bảy có đăng một bài Thơ tựa là" Hai Sắc Hoa Ti Gôn" của tác giả  TT KH ., rồi sau đó , liên tiếp những bài Thơ khác như " Bài thơ Thứ Nhất"," Đan Áo cho chồng " cũng ký tên TT KH  được đăng tải lên và rât được quần chúng khen ngợi ,hoan nghênh theo dõi. Tháng 10 năm 1938 Tiểu Thuyết Thứ bảy lại đăng bài thơ tựa là" Bài Thơ Cuối Cùng "của TT KH, cũng từ đó TT KH  biến mất trên thi đàn.

Lúc đó, độc giả  mới vỡ lẽ , hỏi tới tấp Toà Soạn Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy về nhà Thơ  TT KH  thì Toà Soạn cũng không biết là ai, ở đâu, dung mạo ra sao.Thư ký Tòa Soạn nói chỉ biết khi đưa bài đến, có khi là một ông già, một đứa trẻ bán báo ,một bà bán cà rem, hình như tác giả muốn ẩn mặt  không cho biết mình là ai.
Bài Thơ" Hai Sắc Hoa Ti Gôn"  thuộc thể Thơ Mới bảy chữ, khá dài, nội dung kể lại kỷ niệm e ấp, những lo sợ vẩn vơ, dang dở mối tình đầu. Sau đó mối tình  đầu của TT KH dang dở thật, nên tác giả rất đau lòng cất bước sang ngang về nhà chồng vì chữ hiếu, mà lòng thì vẫn hoài tưởng nhớ đến người tình xưa. Bài thơ dùng ngôn từ rất giản dị, không cầu kỳ, nhưng cái hay là từ những cảm xúc rất thật của cuộc đời mình, tác giã đã nhập hồn mình vào thơ một cách thanh thoát ,  gây nhiều xúc động, đồng cảm ở độc giả dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Theo tôi đây là bài Thơ hay nhất trong số bốn bài Thơ của TT KH.  
Sau thời gian TT KH biến mất trên không đăng bài trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy nữa, đã có nhiều  cuộc tranh luận trên diễn đàn văn học tìm hiểu về tiểu sử, tên thật của  tác giả bài Thơ: Hai Sắc Hoa Ti Gôn. Một số người vào cuộc bàn ra tán vào nói đoán mò TT KH  tên là  Trần Thị Khuê, Thái thi Khương, hay chỉ là một nhà Thơ đàn ông giả danh nữ giới nên không dám ra mặt v..v...
 
Nhưng theo một số nhà thơ, nhà văn nổi tiếng thời đó  nhận định  có những giả thuyết về TT KH  mà người đương thời  có thể chấp nhận được  như sau:  

1- TT KH  tên thật là Trần thị Khánh một nữ sinh ở Hà Nội?
Nhưng thưc sự ra đây là một sự nhầm lẫn, lý do là vì  khoảng năm 1940 trong một bài Thơ gởi TT KH, nhà Thơ Thâm Tâm  (Nguyễn Tuấn Trình) nhận lầm là người yêu của mình nên goị tên bà là Khánh, ghi trong các tác phẩm thơ của ông là " MÁU TIGÔN", " DANG DỞ." nhưng thât sự không phải.

2-TT KH là người yêu của nhà Thơ Nguyễn Bính?
:
Trên bước đường dong ruổi làm thơ, nhà Thơ Nguyẽn Bính có quen với một cô gái dệt tơ mà ông gọi là người vườn Thanh  (sau nầy thi sĩ làm rất nhiều bài thơ nói về dệt tơ như Thoi Tơ, Mưa Xuân, Xuân về, Lỡ bước sang ngang..) .Trong bài thơ " Bài Thơ Thứ Nhất " của TT KH, có vô tình nói đến  vườn Thanh nên nhà Thơ Nguyễn Bính cũng nhận lầm TT KH là người yêu vườn Thanh của mình. Sau đó ông làm bài  tặng lại TT KH tựa đề là " Dòng Dư Lệ"  để tặng nàng nên độc gỉa hiểu lầm TT KH là ngưới yêu của nhà thơ Nguyễn Bính. Nhưng thực ra nhà Thơ vì quá ái mộ Thơ TT KH nên  hơi " bé cái nhầm " một chút mà thôi. Do vậy, đã có thời gian người ta ngộ nhận, TT KH là người yêu của một trong hai nhà Thơ trên.
Năm 1938, trên Báo Tiểu Thuyế Thứ Bãy có đăng bài Thơ tựa là" Bài Thơ Cuối Cùng" của TT KH, rồi sau đó  TTKH ẩn tích không làm Thơ nữa,.Từ đó ,những dấu hỏi về nhà Thơ  TT KH là một ẩn số, người ta tiếp tục thắc mắc, vẫn kéo dài hoài nghi trong lòng người yêu văn học nói chung và những người yêu Thơ TT KH nói riêng suốt từ năm 1938 đến năm 1994 ( 56 năm hơn nửa thế kỷ ).  

3- Tiểu sử đáng tin cậy của nhà thơ TT KH:   Năm 1994,một người bà con của nữ thi sĩ mới cho nhà văn Thế Nhật biết tiểu sử của TT KH như sau (Tài liệu tiểu sử  của nhà thơ  TTKH  viết trên  Entry nầy được tham khảo  từ Bách Khoa Toàn Thư tên mạng Intrenet):
Bà tên là Trần thị Chung  (còn có tên khác là Trần thị Vân Chung) sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh Hoá. Năm 1934 khi mới 15 tuổi  gia đình bà gã bà cho một luật sư tên là Lê ngọc Chấn làm tri huyện, ông Chấn đã lớn tuổi, hơn tuổi TT KH rất nhiều . Trước đó bà đã từng thề non hẹn biển với nhà văn Thanh Châu. Sau nầy nhà văn Thanh Châu đã viết truyện Hai Sắc Hoa Ti Gôn  đăng lên báo kể lại mối tình của mình với TTKH nhưng ông cũng không cho ai biết TT KH là ai mà cũng không cho ai biết ông là NGƯỜI ẤY trong Thơ TT KH. Lúc đó, chỉ có hai người trong cuộc tình hiểu và gởi tâm tình qua văn thơ mà thôi. Ông Châu vừa mất ngày 8/5/2010 tại SaiGon  Mối tình đầu dang dở là một vết thương lòng  khó nguôi nên TT KH đã làm nhiều bài Thơ than khóc cho mối tình đầu rất cảm động, tâm sự với người yêu qua Thơ Văn.  Năm 1954 TT KH theo chồng là luật sư Chấn di cư vào Nam. 
Thời gian  từ năm 1954 đến năm 1975, lớp trẻ ở SaiGon, nhất là các nữ học sinh, sinh viên ở miền Nam  ,ai cũng đều thuộc  nếu không hết bài thì cũng vài câu Thơ trong bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH. Tôi cũng là một người ái một Thơ bà từ hồi nhỏ, và đã viết về Thơ Bà trong hồi ký CUA ĐÀO (TÌNH ĐẦU) trong Entry đăng ngày 24/5/2011. Hồi đó, trong văn học, các sách in tại miền Nam khi nói về tên thật của  TT KH  thì sách ghi là Trần thị Khánh nhưng cẩn thận sau đó có dấu hỏi  (TRẦN THỊ KHÁNH? )
Năm1975 luật sư Chấn đi học tập cải tạo  rồi sau đó mất tại SaiGon . Bà sang ở nhà của nữ thi sĩ Mộng Tuyết (là vợ của nhà thơ Đông Hồ  Lâm tấn Phát ). Sau đó bà sang Pháp, hiện cùng gia đình ở tại Dordoge miền Nam  Pháp. Trong Thời gian ở Sài Gòn bà sinh hoạt trong nhóm Thơ Quỳnh Dao, viết nhiều bài Thơ dưới bút hiệu Vân Nương. Lê Đông Phương, còn bút hiệu TTKH bà chỉ dành viết cho một người yêu là Thanh Châu để giữ trọn vẹn với mối tình đầu mà thôi. Theo sự giải thích T T KH  là các chữ đầu của  TRẦN  THANH   KHÓC  (.TRẦN là họ của nữ thi sĩ, THANH là Thanh Châu tên người yêu của nữ thi sĩ, và KHÓC  tức là những bài Thơ Khóc cho mối tình đầu giữa TRẦN và THANH)

4- Vài nét về hoa Ti Gôn

Photobucket  

Hoa Tigôn trên nền đen 

Hoa Ti Gôn là lọai hoa thuộc họ dây leo, ở miền Nam thường gọi là hoa Nho, là một lọai hoa  có năm cánh nhỏ chụm vào nhau có hình dáng trái tim. Hoa có hai lọai: một lọai mầu đỏ hồng nhạt và một lọai mầu trắng  đan thành chùm chen lẫn dưới những chiếc lá mầu xanh cũng có hình trái tim. Nhìn xa, hoa Tigôn có dáng vẻ tinh khiết, thanh cao, đẹp như một thiến nữ mới lớn,còn thơ ngây trong trắng. Sở dĩ hoa được gọi là TiGôn vì hoa có tên Pháp là Antigone in French được trồng nhiều ở nước Pháp.

II NHỮNG BÀI THƠ CỦA   TT KH  :


 1-Bài thơ thứ nhất Thuở ấy lòng tôi thơ thới quá
Hồn thơ nguyên vẹn một trời huơng
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương

Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiển người đi bến cát xa

Lại ở vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡì làm sao lạnh rất nhiều

Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em

Ðang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Thì ai đem lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên

Ðẹp gì một mảnh tình tan vỡ
Ðã bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chẵng nên chờ

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi vẫn nhớ hẹn ngày xưa
"Cố quên đi nhé câm và nín
Ðừng thở than bằng những giọng thơ"

Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Tưỡng tượng chân người len lén đến
Nhưng lòng nào dám hẹn ai về

Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha đeo đuổi mãi than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi 

 2 -Bài thơ cuối cùng Anh ạ, tháng ngày mau quá nhỉ !
Một mùa thu cũ một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu

Ðã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
Càng khơi càng thấy lụy từng ly
Trách ai đem cánh "ti-gôn" ấy
Mà viết tình em được ích gì ?

Chỉ có ba người đọc thơ riêng
Bài thơ "đan áo" của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem

Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng

Từ nay anh hãy bán thơ anh
Và để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh

Ngang trái đời hoa đã úa rồi
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thơ thẩn hồn eo hẹp
Ði nhớ người, không muốn nhớ lời

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Ðêm hỡi, làm sao tối thế nầy !

Năm lại, năm qua cứ muốn yên
Mà phương trời nhớ chẳng làm quên
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em

Tôi biết làm sao được hỡi trời!
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người... 
 3- Hai sắc hoa ti gôn Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít giây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẻo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng



III - CẢM NGHĨ RIÊNG VỀ BÀI THƠ  :HAI SẮC HOA TIGÔN
Hai sắc hoa ti gôn

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ ngưòi đến với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài những lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi !"

Thuở ấy nào tôi có hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy"

Ðâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá !- tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu, lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng "một người"

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha !

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Ðến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi !

Tôi sợ chiều thu nắng phớt mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lặng lẽ chân mây vắng,
Người ấy bên sông đứng gọi đò

Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa...vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ? 


T T KH đã không tự lựa chọn một loài hoa làm dấu ấn cho cuộc tình đầu trong trắng ngây thơ của mình, mà hoàn cảnh đã chọn  sẵn cho nhà Thơ một giàn TiGôn hò hẹn thưc sự trong cuộc đời. Dưới giàn hoa ấy,trong mầu nắng vừa tắt còn lại chút ánh  sáng mong manh, dưới làn gió hiu hiu  nhẹ  "nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc :,họ đã có những giậy phút trầm mặc, tỉnh lặng để suy nghĩ về cuộc tình mình. Họ che dấu những ưu tư lo lắng đó bằng cách làm những chử chỉ bâng quơ như" nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn hay" ngắm nhìn " dải đường xa vút  bóng chiều phong ". Họ bày tỏ tình yêu giao cảm  trong ánh mắt, trong  cái " người ấy thường hay vuốt tóc tôi  ".

Họ cũng ngại rằng tương lai đến sẽ không biết ra sao như cái lo lắng của bao đội tình nhân khác.Sau đó, dường như trong mông lung của suy tư, họ thấy rằng cần phải có người chia sẽ, giao cảm nên đành bật lên lời tâm sự với người tình.
" Bảo rằng hoa dáng tim tan vở. "Anh sợ tình ta cũng vở thôi "  
Người con trai  khi yêu chân thành, họ không có cái nhìn thiển cân, say sưa trong cái hào quang yêu thương như người con gái " thuở đó nào tôi có hiểu gì " , mà luôn lo sợ về tương lai với những viễn cảnh sắp tới, sự chia xa của định mệnh như "đoá hoaTi gôn hình trái tim tan vở" .Họ lo sợ là phải,vì tình yêu là một gia tài,họ như người nhà giầu luôn lo lắng cho sự mất mác những tài sản quý báu của mình. Khi người con gái vui, thì người con trai phải quay đi để tránh tiếng thở dài lo lắng " thở dài trong lúc thấy tôi vui " Rồi sụ chia ly đã đến, dòng định mệnh  thứ nhất đã hiện thực biến những thao thức, trầm tư ,lo lắng của họ thành sự thật . Người con gái cúi đầu chấp nhận định mệnh ra đi lấy chồng mà nước mắt gịot vắn giọt dài
" Đâu biết lần đi một lỡ làng ."
" Dưới trời gian khổ chết yêu đương " Người xa xăm qua tôi buồn lắm. "Trong một ngày vui pháo nhuộm đường " .
Thân phận của người con gái dường như chìm đắm trong sự khắc khe của  xã hội , của luân lý  ,của những lý thuyết đạo đức vô tâm tàn nhẫn, giả dối . Họ bị dìm xuống xã hội ,trong cảnh nghiệt ngã tận cùng , nước mắt đầm đìa mà nụ cười thì lại quá mong manh .Chữ Hiếu phải chăng là sự đòi hỏi trả ơn của xã hội , của cái luân lý ích kỷ đương thời không còn tính nhân bản ? trong khi cha mẹ nuôi con khôn lớn cũng chẵng bao giờ đòi hỏi điều đó bao giờ.Có bao giờ họ thấy trong cái luân lý có cái nghịch lý bao giờ đâu ?

Không có gì đau đớn hơn là tình yêu tan vở, nước mắt cuả nổi buồn sâu thẳm như đại dương, Người con gái ra đi lấy chồng , cố quên, cố nguôi ngoai để làm tròn bổn phận người vợ nhưng nào đâu được trừ khi trái tim ngưng đập .Không còn nỗi đau đớn nào hơn khi âm thầm vu quy mà không dám nói, không lời từ biệt người yêu. và ở một phương trời nào đó, người con trai vẩn tin rằng dưới giàn hoa Tigôn người con gái vẫn thuỷ chung đơi chờ
" NẾU biết rằng tôi đã có chồng,. Trời ơi ngưới ấy có buồn không. Có thầm nghĩ đến loài hoa vở. Tựa trái tim phai tưạ máu hồng "  
Nguời con gái đã không có Hạnh Phúc khi về nhà chồng, đó là dòng định mệnh thứ hai ập lên đời người vợ trẻ. Những tưởng thời gian ba năm " thu rồi thu lại thu "sẽ làm lắng đọng , nguôi ngoai cuộc tình cũ nên người con gái hết sức cố gắng  làm tròn bổn phận người vợ Nhưng người chống vì biết người vợ mình đã một lần yêu ,còn nhớ đến người tình cũ nên đã hờ hững .lạnh nhạt trong ái ân, bỏ người đàn bà còn trẻ đương xuân trong  cảnh chăn đơn gối chiếc lạnh lùng.
" Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ. "Ngưòi ấy cho nên vững hững hờ

  hay
" Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời . Ái ân lạt lẻo cũa chồng tôi "Mà từng thu chết từng thu chết Vẫn giấu trong tim một bóng người "
Hai dòng định mệnh đến quá sớm đủ quật ngã một tâm hồn bé nhỏ vứa đến tuổi thành niên rơi xuống vực sâu trầm cảm,.Người vợ chỉ biết còn tâm tự với mình, dành tiếng nấc cho bài thơ, tiếng khóc cho gối chăn lạnh lẽo..Và một thoáng mong manh nào đó, hoài niệm xa xôi lại trở về réo gọi, như một tiếng chuông vang lên từ ký ức, như những nốt nhạc trong bài thãm ca mà âm vang chỉ còn lại trong gió nổi mịt mùng.
Khi biết người yêu là nhà thơ Thanh Châu đã vì quá nhớ thương mình nên đã viết truyện " Tình  Hoa Tigôn " đăng lên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy nóí rỏ vế cuộc tình mình, ( dĩ nhiên là có tiền nhuận bút ) , T T KH  đã giận dổi viết bài thơ tựa là " Bài Thơ Cuối Cùng" để trách móc nhà Thơ Thanh Châu  sao mang chuyện Tình viết thành Thơ Truyện đăng báo như rao bán cho thiên hạ biết. Sau đó TT KH  ngưng viết . Nhưng liệu sau khi dừng bút, T T KH có yên tâm không khi mà:
" Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
"Người ấy ngang sông đứng ngóng đò ",

Phải,con đò định mệnh nào đã đưa T T KH  ngày càng xa bến thì đâu còn  bến nào để hoài mong một ngày trở về .  
Viết bài viết nầy, tôi không có ý bình luận những bài Thơ của TTKH mà chỉ giới thiệu, chia sẻ những đồng cảm đau thương với tác giả cũng như những người con gái cùng chung hoàn cảnh, số phận đã, đang, và sẽ bị nhấn chìm dưới hai dòng định mệnh nghiệt ngã nầy.


Photobucket



Photobucket

HUY THANH .